Nghị luận bàn về hai ý kiến văn học
Contents
- 1 I. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “ Việt Bắc”’ của Tố Hữu là bản anh hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Ý kiến khác lại khẳng định: Ở “Việt Bắc”, tính dân tộctrong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất. Bằng cảm nhận về đoạn thơ Bắc (SGK – Ngữ Văn 12, Tập một – NXB Giáo dục), anh (chị) hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
- 2 II. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của ngườilàng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận những ý kiếntrên và nêu ý kiến đánh giá về hình tượng Tnú.
- 3 III. Bàn về nghề văn, có người đã mượn câu thơ trong Truyện Kiều của nguyễn Du: Chữ tâm kiamới bằng ba chữ tài. Nhưng có người lại cho rằng: Văn chương trước hết phải là văn chương.Anh (chị) hiểu thế nào về những ý kiến đó?.
I. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “ Việt Bắc”’ của Tố Hữu là bản anh hùng ca, bản tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Ý kiến khác lại khẳng định: Ở “Việt Bắc”, tính dân tộc
trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất. Bằng cảm nhận về đoạn thơ Bắc (SGK – Ngữ Văn 12, Tập một – NXB Giáo dục), anh (chị) hãy làm sáng tỏ những ý kiến trên.
1. Giới thiệu chung
– Vài nét về tác giả Tố Hữu, giá trị bài thơ Việt Bắc.
– Nhấn mạnh hai ý kiến: Việt Bắc là bản anh hùng ca. tình ca về kháng chiến và con người kháng chiến; Ở Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất.
2. Giải thích ý kiến
– Ý kiến thứ nhất: ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, nhũng con nguời kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh hùng trong chiến đấu, căm thù giặc cao độ, có tinh thần đoàn kết. Thể hiện tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và cách mạng.
– Ý kiến thứ hai: khẳng định vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Tố Hữu – tính dân tộc – thể hiện ở kết cấu đậm chất ca dao, thể thơ lục bát điêu luyện, ngọt ngào, ở việc sử dụng cặp đại từ “mình”, “ta”.
3. Cảm nhận đoạn thơ Việt Bắc
a. Việt Bắc là bản tình ca về kháng chiến và con người kháng chiến
– Tình cảm lưu luyến vấn vương giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân tình thủy chung của đồng bào Việt Bắc (Tám câu thơ đầu).
– Thể hiện qua những kỉ niệm của tác giả về những nãm tháng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc (Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng). Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh và nguời Việt Bắc: cảnh đẹp, hài hòa từ đuờng nét, màu sắc, âm thanh; con nguời đẹp trong lối sống nghĩa tình Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi… Rừng thu trăng rọi hòa bình.
b. Việt Bắc là bản anh hùng ca về kháng chiến và con người kháng chiến
– Anh hùng trong chiến đấu: khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, những hoạt động sôi nổi… góp phần diễn tả sức mạnh và khí thế chiến đấu của cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc cùa ta… Bước chăn nát đá muôn tàn lửa bay).
– Sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù trước tội ác của giặc Nhớ khi giặc đến giặc lùng, Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai, từ tinh thần đoàn kết Rừng cây núi đủ ta cùng đánh Tây, “Đất trời ta củ chiến khu một lòng. Sức mạnh của đau thương biến thành hành động và lập được những chiến công vang dội Tin vui chiến thắng trăm miền.
– Sức mạnh của niềm tin, lạc quan tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ; khẳng định Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến (Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa).
c.Việt Bắc, tính dân tộc trong nghệ thuật thơ Tố Hữu rõ nét nhất
– Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ, nương theo những câu hỏi, theo lối đối đáp của ca dao “ta – mình” để khơi gợi kỉi niệm về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
– Sử dụng ngôn ngữ xưng hô “ta – mình” khá linh hoạt, hình thành một cuộc đối đáp thực sự, cũng là sự phân thân, tự vấn của người đi (cán bộ cách mạng) đế đáp lại tấm chân tình sâu nặng của người ở lại {Đồng bào Việt Bắc), tạo nên cảnh tiễn biệt dùng dàng thương nhớ, tạo độ sâu về tư tưởng cho bài thơ.
4. Bình luận ý kiến
– Là những đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật độc đáo về bài thơ Việt Bắc – một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Tác dụng: nói lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại, khơi được đúng chỗ sâu thẳm nhất trong truyền thống ân tình thủy chung ngàn đời của dân tộc ta.
5. Đánh giá chung
– Đây là những ý kiến đánh giá đúng đắn về giá trị của bài thơ Việt Bắc, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về thi phẩm.
– Đây là câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một hình thức nghệ thuật dân tộc.
– Bài thơ vừa làm sống dậy những kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đời sống cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người với con người và đối với quá khứ cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên.
II. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người
làng Xô Man. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến
trên và nêu ý kiến đánh giá về hình tượng Tnú.
1. Mở bài
– Nguyễn Trung Thành bút danh Nguyên Ngọc – là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cũng là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có duyên và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ là điều kiện thuận lợi, tiền đề dẫn đến những thành công trong những sáng tác về vùng đất này: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu,…
– Truyện ngắn Rừng xà nu (1965) viết về những anh hùng làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam 1945 – 1975. Cảm hứng của Rừng xà nu được phát khởi từ một triết lí nảy ra từ máu lửa của một thời đại đau thương mà anh dũng.
Hình tượng trung tâm của tác phẩm là Tnú. Có ý kiến cho rằng: Tnủ điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng cùa người làng Xô Man. Vậy đâu là giá trị thực sự của hình tượng này?
2. Thân bài
2.1. Giải thích ý kiến
– Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên. Tính cách của Tnú tiêu biểu cho tính cách con người Tây Nguyên.
– Tnú điển hình cho con đường đẩu tranh cách mạng của người làng Xô Man là nói tới cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đen thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng.
2.2. Phân tích khái quát về hình tượng
– Bối cảnh đất nước và làng Xô Man trong kháng chiến.
– Hoàn cảnh riêng của nhân vật.
– Khái quát tính cách, tâm hồn, lí tường của nhân vật.
Chúng ta nhất trí với những ý kiến trên. Đây là hai nhận xét khái quát về hai khía cạnh khác nhau cùa hình tượng Tnú: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp tính cách, phẩm chất; ý kiến sau khái quát phương diện cuộc đời.
2.3. Chứng minh qua hai ý kiến
– Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên.
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù: Tnú có ba mối thù lớn: của bản thân, của gia đình, của buôn làng. (Thí sinh cần phân tích những chi tiết hay):
• Bị đốt mười ngón tay, lửa cháy ở trong lồng ngực.
• Đôi mắt Tnú biến thành hai cục lửa lớn khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn.
+ Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao:
• Từ bé đã thuộc lòng câu nói của cụ Met Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn.
• Về thăm làng một đêm nhưng có giấy phép.
+ Sức sống mãnh liệt, dẻo dai: (Thí sinh chú ý chi tiết đôi bàn tay của Tnú).
+ Trung thực, dũng cảm, gan góc, thông minh lanh lợi, có tinh thần trách nhiệm trong công việc: để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng bụng dạ không yên được; đi rừng; vượt suối; nuốt lá thư…
+ Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng.
-Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của dân làng Xô Man.
+ Mang thân phận mồ côi, sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của buôn làng, Tnú có một cuộc đời nghèo khổ, cơ cực như bao người khác nhưng cũng phát huy được cốt cách của người Xô Man: Đời nó khô nhung bụng nó sạch như nước suối làng ta.
+ Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí: bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt), bị tù; vợ con bị giặc tra tấn đến chết; cụ Met nhắc lại nhiều lần Tnú không cứu sống được Mai – Tnú không cứu sống được mẹ con Mai – Tnú không cứu được vợ con… để khắc ghi vào tâm trí người nghe một chân lí cùa thời đại: chừng ấy phẩm chất (gan góc, quả cảm, tình yêu sâu sắc,…) là chưa đủ để cứu sống mẹ con Mai mà phải là chủng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo mác.
+ Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng; vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng.
+ Bước đường đời của Tnú đại diện cho con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong khói lửa đấu tranh. Câu chuyện bi tráng ở một con người mang ý nghĩa của một dân tộc.
2.4. Phản biện của bản thân (bổ sung ý kiến).
– Hai ý kiến đều đúng và sâu sắc, tuy khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung cho nhau cùng khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Tnú.
– Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn cùa một hình tượng giàu chất sử thi.
– Có được vẻ đẹp toàn vẹn đó là do nhà văn không chỉ có duyên mà còn đã gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ; không chỉ là tôi yêu say mê cây xà nu từ ngày đó mà còn cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với đồng bào Tây Nguyên, để rồi mang không khí đau thương mà anh dũng của một thời khói lửa thổi vào tác phẩm, và rồi ghi một dấu ấn cho văn học cách mạng Việt Nam bằng sự bất tử của hình tượng Tnú.
2.5. Tiểu kết về đối tượng
– Đánh giá khái quát những ý kiến trên.
– Nhấn mạnh quan điểm của cá nhân.
3. Kết bài
– Như vậy, hình tượng Tnú vừa là một điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên vừa là một điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man.
– Hai vẻ đẹp tập trung ở một hình tượng đặc sắc.
III. Bàn về nghề văn, có người đã mượn câu thơ trong Truyện Kiều của nguyễn Du: Chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài. Nhưng có người lại cho rằng: Văn chương trước hết phải là văn chương.
Anh (chị) hiểu thế nào về những ý kiến đó?.
Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, người nghệ sĩ phải có tài năng và tâm huyết. Bàn về văn chương nói riêng, cũng như nghệ thuật nói chung, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài, lại có người cho rằng: Văn chương trước hết phải là văn chương… Hiểu như thế nào về những ý kiến đó là điều không phải dễ dàng. Biết bao người đã nói đến cái “tâm” trong quá trình sáng tạo văn chương, nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tâm hồn, tấm lòng của người nghệ sĩ là hết sức quan trọng. Có người khẳng định rằng: cái “tâm” ấy là yếu tố trước hết của nghệ sĩ, là điều không thể thiếu trong tác phẩm của nghệ sĩ.
Cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc trước những ý kiến này, ta mới có the đánh giá một cách đúng đắn và chân thực được. Đối với nhà văn, hơn bao giờ hết là phải có một tấm lòng nồng hậu với cuộc đời. Vì thế chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài là một quan niệm không xa lạ với chúng ta cũng như với người sáng tạo. Ai đó đã nói rằng: Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại tói quỳ gối. Trân trọng sức mạnh, trí tuệ của con người, nhưng trước một trái tim cao cả, ta cần phải trân trọng và yêu quý hom.
Trong văn chương, quả thực chữ “tâm” chiếm một vai trò rất lớn. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Nhưng tất nhiên, không thể đưa nó lên vị trí độc tôn mà xóa nhòa hết các yếu tố khác. Dù cái tâm có cao đến đâu, tấm lòng có rộng mở đen chừng nào đi chăng nữa thì cũng không thể quên cái tài năng của người nghệ sĩ. Không có tài năng, không thể gọi đó là văn chưomg. Anh phải có cả hai điều ấy anh mới sáng tạo lên một tác phẩm có giá trị. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài là đề cao chữ tâm nhưng vẫn khẳng định vị trí của tài năng, khẳng định cái thiên phú của người cầm bút. Có thể nói, ý kiến này đã bao quát cả quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, đặt ra yêu cầu lớn với người nghệ sĩ: phải kết hợp giữa cải tài năng với cái tâm huyết của mình.
Nhưng khi đề cao cái tâm, lại cần chú ý đến quan niệm cho rằng: Văn chương trước hết phải là văn chương. Điều ấy liệu có đối lập với Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài của Nguyễn Du hay không? Một bên đề cao cái tâm, cái tấm lòng của người nghệ sĩ; một bên lại đặt cái tài là cái “trước hết” của văn chương. Nếu chú ý đến cái “trước hết” này ta sẽ không phủ nhận ý kiến đó. Văn chương trước hết là văn chương có nghĩa là sau nữa mới đến tẩm lòng tâm huyết, sau nữa mới vì cuộc đời, vì con người,… Nếu nó chưa là văn chưomg thì nó còn vì ai được nữa, nó đã là một cái gì khác mất rồi. Một thứ thuyết giáo, một sự thật lịch sử hay có khi là những dòng, những chữ vô nghĩa, tức cười, ta không thể cho ý kiến này là sai, nhưng rõ ràng nó chưa đầy đủ. Văn chưomg phải đặt song hành tài năng và tâm huyết của người sáng tạo. Nếu chỉ là “văn chương” hiểu theo nghĩa một chiều nó sẽ chỉ như một bông hoa đẹp mà vô hướng, nó không có hồn của lòng người và tạo vật. Lời văn óng ả, kết cấu hấp dẫn nhưng không có linh hồn thì loại văn ấy có cũng như không. Phải có cái tâm trong sáng cao đẹp, chi phối thì cái tài năng mới có đất mà dụng võ. Đọc một câu văn, ta ngạc nhiên khâm phục trước cách sử dụng câu chữ tài tình của tác giả; đọc một cuốn truyện ta sửng sốt thấy nhà văn sắp đặt ra nhiều diễn biến bất ngờ,… nhưng nếu nhận ra tấm lòng thiết tha của tác giả đằng sau từng câu chữ, ta sẽ thấy yêu quý câu chuyện đó biết bao nhiêu. Ta thấy rằng chính tư tưởng đẹp đẽ của tác giả đã làm sáng nên tài năng, sáng lên cốt truyện,…
“Văn chương” – nếu hiểu theo một nghĩa thật đầy đủ thì chính nó đã bao hàm cả tài năng và tâm huyết của tác giả rồi, thiếu một trong hai yếu tố ấy “văn chương” đâu còn là văn chương nữa. Như thế không thể coi Văn chương trước hết phải là văn chương cái “trước hết” ấy phải là tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân, cũng chính là nhà văn đã từng quan niệm: Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, nhưng cũng chính ông, hơn ai hết đã suốt đời cống hiến cho một nền nghệ thuật vì con người, mỗi tác phẩm của ông rực rỡ nhất, lấp lánh nhất vẫn là ánh sáng hướng con người tới cái “thiện lương”. Văn chương trước hết phải là văn chương chưa đủ, văn chương trước hết còn phải là cái tâm trong sáng và tha thiết. Đó cũng là điều chúng ta cần bàn tới trong quan niệm về mối quan hệ giữa chữ “tâm” và chữ “tài” của người sáng tác văn chương. Ranxun Gamzatop trong Đaghextan của tôi đã nói rằng: Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bẳt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người. Tình yêu và lòng căm thù, thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng, từ những giọt nước mắt cay đắng thơ ca cũng là văn chương, nghệ thuật nói chung đều phải bắt nguồn từ tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ. Tài năng và tẩm lòng là hai cánh chim nâng tác phẩm của anh ta lên đinh cao. Hai cánh chim ấy mạnh mẽ bao nhiêu, tác phâm của anh ta sẽ bay cao và bay xa bấy nhiêu. Tài năng và tâm huyết, đó là hai yếu tổ không thể tách rời trong sáng tạo nghệ thuật. Cái tài nhờ có cái tâm để “cháy lên”, cái tâm nhờ có cái tài mà “tỏa sáng”. “Cháy lên để mà tỏa sáng” (Ranxun Gamzatop) là nội dung tác phẩm của anh, là đích sáng tạo của anh,… Anh không thể nói rằng: Tôi có tài năng của tôi, tói chẳng cần cái gì cả. Có tài năng tôi sẽ làm được cái điều mà tôi muốn…, đừng có vội vỗ ngực khoe khoang cái tài năng của mình. Chỉ có tài năng thôi ư? Chưa đủ! Thế còn cái tâm của anh, anh để nó ở đâu? Anh sẽ thất bại, không có cái tâm, tài năng của anh giống như viên ngọc quý lung linh mà tự tay anh ném nó xuống vực sâu.
Hãy sáng tác bằng cả tâm hồn mình! Hãy huy động hết tài năng và trí tuệ! Tác phẩm của anh sẽ không bị rơi vào lãng quên đâu. Hãy như Lecmonlop: Cớ những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức khi đó tôi viết, như Tố Hữu: Mỗi khi có cái ý chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại thấy cần làm thơ… Đưa hết tâm linh vào sáng tác, suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở cho vấn đề sáng tác, sẽ có lúc anh có được những giây phút “xuất thần”. Tài năng sẽ bừng sáng. Tất nhiên anh phải có “thiện lương”. Sáng tác của anh phải vì con người, vì cuộc đời, nó không được phép xa lạ với thế giới anh. Cái tâm và cái tài sinh ra để phục vụ con người. Con người là sự tồn tại bất diệt của vũ trụ này. Cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ đều phải hướng vào con người tìm hiểu, khám phá cái “thế giới bí ẩn” bên trong mỗi tâm hồn con người, làm cho con người sống với nhau tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. Belinxki nói rằng: Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là nhà tư tưởng mà tư tưởng ẩy chỉnh là tư tường mang lại hạnh phúc cho con người. Tài năng đến đâu cũng phải gắn với cái tâm.
V. Huy-gô – một nhà văn lãng mạn Pháp vĩ đại đã viết nên Những người khốn khô không chỉ bằng tài năng của ông mà còn bàng chính tấm lòng của ông trước cuộc đời: nỗi đau đớn trước những so phận bị chà đạp; sự căm giận trước kẻ tàn ác bất công… Chính vì sự hiểu và cảm thông sâu sắc của mình, bằng tâm hồn cao cả và bậc thầy của mình, ông đã dựng lên bộ mặt xã hội tư sản Pháp thế kỉ XVIII; làm cho người đọc yêu thương và xót xa cho Phăng-tin, thấy được ở cô sự tuyệt vời của người mẹ và sự lầm lồi của người con gái nhẹ dạ cả tin; hiểu ra ở Ê-pô-nin tình yêu cao cả của cô với chàng sinh viên Ma-ri-uyt, tình yêu ấy đã khiến cô đưa tay lên che họng sủng bắn vào anh; xúc động thấy ở chú bé Gavrot hạt bụi của thành Pari những vẻ đẹp trong sáng nhất, cao thượng nhất và, rạng ngời nhất của tất cả các viên ngọc trên thể gian này… Có cái tâm để người nghệ sĩ nhận ra những con người mặc bộ đồ tôi tớ nhưng tâm hồn không tôi tớ, có cái tài để làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn ấy; sáng lên những cái gì vốn đã trong sáng, lung linh.
Nhà văn phải là người đi tìm cái hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người (Nguyễn Minh Châu). Quá trình đi tìm ấy không đơn giản, người nghệ sĩ ngoài cái tâm ra, phải có tài năng khám phá, nắm bắt, phải nhận ra cái viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Viên Mai nói rằng: tài già tình chi phát, tài thịnh tài tắc thâm (tài là ở tình phát ra, tài cao ắt tình sâu). Cái tài đi liền với cái tâm, lời văn óng ả câu văn trau chuốt là ở tài năng nhưng cái thẩn diệu cốt là ở tấm lòng,… anh không thể trở thành một nhà văn nếu anh không có tài năng; nhưng để trở thành một nhà văn vĩ đại thì không chỉ cần có bản lĩnh vững vàng, phải dũng cảm nhìn vào sự thật; và phải biết khơi lén ở con người niềm trắc ấn, ý thức phàn kháng cái ác, khát vọng khôi phục, bảo vệ những cái tốt đẹp cho con người (Aimalop). Khi cuộc sống đau thương anh không thế cho phép mình rời làng xa những cái đau thương (Pablo Neruda). Neu anh là nhà văn thì anh phải gắn bó với cuộc đời này, gắn bó với sự thực này; đừng để cho cái tài của mình sa vào cái ảnh trăng lừa dối-, anh hãy để cái tài hướng vào tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than (Nam Cao).
Nam Cao là một nhà văn có tài; nhưng hơn hết, ở ông là một nhà văn chân chính, cùng viết về đề tài xã hội Việt Nam đau thương và tăm tối trước Cách mạng tháng Tám, nhưng ông không dùng cái tài của mình để viết về “cott đường sáng” như Hoàng Đạo không mang một cách nhìn chân thật và gần gũi với cuộc sống thực tại của xã hội, ông ta có tài nhưng đặt nhầm chỗ, thì ở Nam Cao cái tài và cái tâm hết sức nhuần nhuyễn với nhau. Từ một câu chữ, một chi tiết, một cuốn truyện,… chỗ nào cũng thấm nhuần tình cảm, tấm lòng của nhà văn ờ trong đó. Chính tài năng và tâm huyết ấy đã giúp ông dựng lên một Lão Hạc, một sống mòn,… Người đọc đau đớn nỗi đau đớn của nhân vật, dằn vặt trở trăn trước nỗi khắc khoải của mỗi số phận, cuộc đời,… Nam Cao được xếp vào hàng ngũ những nhà văn lớn của chúng ta vì những tác phẩm của ông đã sinh ra từ tài năng, từ nước mắt, từ khát vọng hạnh phúc cho con người, và sự thấu hiểu con người. Nhà văn chân chính phải là người: Kĩ sư tâm hồn – khơi nguồn chưa ai khơi nghĩa là anh vừa phải có tài năng, vừa phải có tâm huyết, phải khám phá những bí ẩn trong tâm hồn con người… Tâm và tài của nhà văn phải hướng về cuộc đời này. Nhà văn là người cho máu (Enxa Triôlê), nhà văn phải lấy máu nóng của mình tiếp cho dòng máu cuộc đời tiếp tục dào dạt chảy. Nhà văn phải cống hiến tài năng của mình để vun đắp cho cây đời mãi mãi xanh tươi.
Thơ cũng như văn chương, cái gốc phái là tình cảm đi sâu vào lòng người (Bạch Cư Dị), và phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần (Ngô Thì Nhậm). Muốn sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị, điều cần thiết hơn là cái tấm lòng của người nghệ sĩ. Cái tâm không trong sáng, điều tác giả viết ra vô giá trị; cái tâm không rung động mãnh liệt sâu xa, điều tác giả viết ra cũng chỉ vô hồn. Nguyên Hồng tâm sự rằng: Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất cùa tôi, những mong ước nhức nhối của tôi, yêu thương ấy là yêu thương cuộc sống con người; và ước mong ấy là về hạnh phúc và nhân ái,… Song cái tâm không phải là tất cả, cái tâm người nghệ sĩ muốn được thể hiện sâu sắc thì phải có tài năng. Mukhamat Khatda trước kia yêu thương một cô gái trong làng nhưng tình cảm không được đền đáp. Ông thất vọng, và thơ ông từ đây đã ra đời: Thơ tôi là hợp chất được làm từ tức giận, tình yêu và xấu hô. Ông trở thành một nhà thơ nổi tiếng… Nhưng một ngày kia, có nghĩa là hàng chục năm đã trôi qua ông gặp lại cô gái bây giờ đã trở thành một bà già, bà ta kiêu căng nói rằng: ông Mukhamat, nếu không có tôi, ông có trở thành một nhà thơ được như thế này đâu… Nhờ có tôi mà ông mới được mọi người biết đến… Mukhamat đã cười nói rang: Neu bà có tài làm cho tôi trờ thành nhà thơ, sao bà không làm cho mẩy đức ông chồng đã chia tay với bà thành nhà thơ được… Quả thực, cái tài năng của nhà thơ không ai có thể cho được, và không ai có tài năng mà lại sáng tạo ra những bài thơ đến được với lòng người. Nếu Mukhamal Khalda chỉ có tức giận, tình yêu, xấu hổ mà không có tài năng thì ông sẽ chẳng viết lên những bài ca làm rung động mọi tâm hồn… Tài năng và tâm huyết – đó là những yếu tố vĩnh cửu làm nên nghệ thuật; đó là cái không thể thiếu của người nghệ sĩ. Trong sáng tạo văn học, người ta hay nhắc đến những khoảng vô thức trong con người nghệ sĩ.
Con chim sơn tước của thảo nguyên xanh mênh mông – khúc dân ca Nga vời vợi Puskin làm thơ ngay cả trong giấc ngủ, Hoàng cầm viết bài Lá diêu bóng trong tâm trạng hết sức lạ lùng… Những giây phút vô thức ấy không chỉ là vô thức; không chỉ là trời cho mà là sự kết tinh tài năng và tâm huyết trong một mức độ nào đó của người sáng tạo – đó là sự sáng tạo từ trái tim đến với trái tim. Những trăn trở, suy tư. những dự định bao ngày đến một giờ khắc nào đó bỗng bừng dậy; tài năng đến phút xuất thần… Khi đó, xúc cảm trào dâng, người nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm, mà chính mình cũng không ngờ tới. Cái tâm và cái tài đã kết hợp nhuần nhuyễn và phát huy cao độ, những bài thơ, những chi tiết xuất hiện cùng lúc này bao giờ cũng có giá trị muôn đời. Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng tài năng kiệt xuất, nhưng cũng chính là bằng những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Có tài năng mà không có tâm huyết, anh chỉ có thể tạo ra được những tác phẩm vô giá trị, có khi còn là những niềm tin mù quảng nóinhư Pôn Êluya. Nhưng có tâm huyết cũng phải có tài năng thì tác phẩm mới đứng vững được trước những thử thách và bão táp của cuộc đời.
Mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo riêng, nhưng bao giờ cá tính sáng tạo ấy cũng phải là “hợp chất” gắn bó giữa tài năng và tâm huyết. Không chỉ đối với các nhà văn mà tất cả các nghệ sĩ cái tâm – cái tài là điều không bao giờ thiếu được. Cái tâm và cái tài là vấn đề đặt ra đối với người nghệ sĩ muôn đời. Dù xưa và nay, dù phương Tây hay phương Đông, đã là nghệ sĩ thì anh phải có tài năng và tâm huyết. Nói riêng về văn chương ngày hôm nay, nhiều tác phẩm viết ra không phải từ một tài năng thực thụ, không bắt nguồn từ cái tâm thực sự của người nghệ sĩ, nó ra đời không phản ánh được cái khát vọng trái tim thực tại thì cuối cùng cũng bị chìm ngay vào quên lãng.
Thời gian và cuộc đời… Đó là thừ thách khắc nghiệt cho các tác phẩm của anh trước giông tố nghệ thuật. Đó là sự đánh giá tài năng và tâm huyết của anh công bằng và trung thực nhất. Người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng muốn có tác phẩm bất tử, có ý nghĩa với cuộc đời thì nhất định tài năng của anh phải luôn rực sáng và trái tim anh, tầm hồn anh phải luôn rộng mở thiết tha với cuộc đời. Hiểu điều đó ta càng khẳng định hơn chữ tâm kia mới hằng ba chữ tài trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ.