Nghị luận xã hội: Sử dụng điện thoại di động không đúng cách của giới trẻ

0

Đề bài: “Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.” Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên.

Bài Làm

1. Mở bài

– Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

– Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà ĐTDĐ thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

– Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

– Điện thoại đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)…

(2) Nguyên nhân

– Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người

– Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

– Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

– Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

(3) Hậu quả

– Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

– Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

(4) Biện pháp khắc phục:

– Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.

– Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…

– Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập. – Hành động: + Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết. + Sử dụng điện thoại đúng mục đích. + Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ. + Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.3. Kết bài Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình, các bạn nhé!

Leave a comment