Nghị luận xã hội – Trò chơi điện tử

0

Một nhà tâm lí Mĩ đã đưa ra định nghĩa: Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển. Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử. (Thường được gọi là game). Từ ý tưởng ban đầu như là

Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi sự đa dạng của nó: phong phú về thể loại như thể thao (Fifa), hành động (Hitman), chiến thuật, phiêu lưu (Tarzan), trí tuệ (Sherlock Holmes), mô phỏng (Sim), chiến thuật (Yuri), vui nhộn,… nhiều hình thức: video game (Mario, Racing, tetris…), game show trực tiếp trên truyền hình (Vui cùng Hugo), game trong điện thoại di động, game trên máy tính, … Song phải kể đến một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một cơn bão trong giới học sinh: game online (trò chơi trực tuyến) bởi hình ảnh đồ họa 3D sắc nét, sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thây hồi hộp, bị lôi cuốn theo trò chơi người chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhau thông qua điều khiển các nhân vật ảo, vừa chơi game vừa chat, có thể chuyển nhượng các món đồ trong game (đồ ảo).

Với hơn 1.000 máy chủ của Vinagame hiện tại các bạn thử ước tính xem bao nhiêu người dùng chưa kể đến các game online khác.

Làm sao đây? Các bạn có cách nào không? Làm sao để game online là một hình thức giải trí đúng nghĩa? Hiện nay, hoạt động của dịch vụ Internet, game online ở địa phương ta vô cùng nhộn nhịp, càng gần các trường học, càng xuất hiện nhiều. Đoạn đường từ nhà tôi đến trường, chỉ dài hơn 2km đã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm hoạt động suất 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong vẫn hoạt động bình thường). Khách hàng phần lớn là thanh thiếu niên trong tuổi cắp sách đến trường. Bằng chút vốn kiến thức tin học vừa đả xài đã được học ở trường, hay ở đâu đó, các tay lướt web này đã làm quen khá nhanh với Internet, game online. Chính những người nghiện game online thừa nhận, lúc đầu các em chỉ lên mạng chơi, nhưng thấy quá hấp dẫn, muốn khám phá, rồi thử… và nghiện lúc nào chẳng hay…

Game không xấu và cả chơi game cũng không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng tính giải trí của nó một cách quá mức lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh không ngờ đến. Chơi game tốn thời gian. Đây là điểm không ai phải bàn cãi: Một người chơi ít khi nhận ra chỉ loáng một cái họ tiêu diệt một con quái vật lại ngôn đến cả tiếng đồng hồ, chỉ một loáng họ vượt qua một cửa lại ngôn đến vài tiếng. Và thế, thời gian ăn, ngủ, học, làm việc,… đều bị bớt xén, thậm chí là cắt hẳn để giành cho thời gian chơi game.

Ai cũng thấy chơi game tốn tiền bạc: Hãy làm một phép tính đơn giản thế này, một người chơi ngoài hàng 5 giờ/ngày với giá trung bình 2500 đồng/lgiờ thì trong một năm sẽ tiêu tốn hơn 4 triệu rưỡi! Dù nhà bạn có máy tính, số tiền bỏ ra cũng chẳng ít hơn với ti tỉ thứ tiền phải trả: tiền hao tổn máy (sửa chữa); tiền nâng cấp các bộ phận của máy tính để cho hiện đại nhất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng khá nhiều của các game; tiền điện; tiền internet,…

Bạn sẽ mất ít nhất là 4 triệu rưỡi một năm để nuôi cái thú vui xa xỉ này, nếu bạn là một tay nghiện game bình dân. Bởi vì không chỉ phải trang trải cho tiền chơi hằng ngày mà bạn còn bỏ không ít tiền để trang trí cho nhân vật ảo của mình để trông nó đẹp và chẳng kém ai. Thậm chí có những game yêu cầu bạn phải nạp thẻ (tức là trả tiền chơi cho nhà sản xuất) như Võ Lâm truyền kì với một thẻ 60.000 được 100 giờ (tất nhiên bạn vẫn phải trả tiền cho hàng nét). Một người chơi game online chuyên nghiệp tâm sự: Tiền chơi phải bỏ ra là một chuyện, nhưng tiền mua đồ cho con character (nhân vật) nổi thật sự tốn kém, trung bình mỗi tháng mất không dưới 800 nghìn. Hơn nữa còn phải nạp thể Võ lâm. Nhiều khi tiền tiêu vặt bố mẹ cho không đủ đáp ứng quá phải đi chơi bài ăn tiền. Thật cay đắng thay!

Là một học sinh, bạn làm gì ra mấy trăm nghìn một tháng? Dù là một người lớn, kiếm mấy trăm nghìn cũng đâu có đơn giản. Một công nhân giày da tìm việc vất vả với bụi và khói, tính cả tiền độc hại cũng chỉ ước tính 900 nghìn một tháng. Thú vui này nó ngấu của người ta ngày càng nhiều tiền bạc mà người ta không dễ gì nhận ra. Để có được số tiền ây, nếu bạn chẳng có một ông bố nhà giàu đáp ứng tất tần tật những mong muốn tốn kém của mình thì ngoài việc ăn trộm, cướp giật hay cắt xén chính tiền học bố mẹ cho thì đâu còn cách nào khác? Thật khó để tưởng tượng những trò chơi điện tử đã gián tiếp đẩy những con người còn ngồi trên ghế nhà trường vào con đường phạm pháp.

Tác hại vô cùng nghiêm trọng của game là ảnh hưởng đến sức khỏe và trí óc. Game có thể ngôn năng lượng của bạn nhiều hơn bất cứ một hoạt động nào. Tin không? Một người chơi game thường xuyên bộc bạch: Đối với người chơi, thức qua đêm là khái niệm hết sức bình thường. Ba giờ sáng với thế giới xung quanh chìm trong giấc ngủ im lìm, có ai biết rằng trong một góc phòng nào đó, vẫn có những kẻ còn đang quay cuồng với những đòn, chưởng, đao, thương. Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng đến quên ăn quên ngủ như vậy, đối với dân nghiền game đã trở thành chuyện thường ngày. Trong số đó, có mấy ai sẽ tỉnh ngộ và dừng lại kịp thời trước khi sức khỏe lần lượt “đội nón ra đi”.

Những học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đòi hỏi một thời gian biểu hợp lí với ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi song lại bị bóp méo, đáng sợ hơn là chỉ để dành thời gian cho thú vui trong thế giới ảo. Đâu là thời gian để bạn ôn lại những bài học cũ trước khi kiểm tra? Đâu là thời gian cho bạn làm bài tập thầy cô cho về nhà? Bạn Minh Hoàng, 16 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội là một học sinh thông minh, chăm chỉ. Song kể từ khi chơi bắt đầu mải mê chơi điện tử, để có đủ thời gian chơi cho thoải mái, bạn bỏ học nhiều hôm chỉ vì trót hẹn với anh em rồi. Từ đầu năm 2007, bạn bỏ hẳn học ở nhà chơi game.

Được tung hoành ngang dọc trong thế giới rộng lớn của các game online là một niềm say mê với nhiều dân ghiền game. Quăng mình vào cuộc chiến, mấy ai nhận ra rằng tất cả những thứ họ có trong tay như tiền bạc, vinh quang, chiến công, đẳng cấp… tất cả chỉ là ảo? Khi ấy, đồng tiền và thời gian bỏ ra cho việc chơi game thu được gì ngoài việc sức khỏe sa sút, tuổi trẻ bị rửa trôi trên bàn phím hằng ngày, hằng tháng, thậm chí hằng năm…

Chơi game liên tục khiến đầu óc bạn mệt mỏi và cả cơ thể rã rời, suy nghĩ lờ đờ và không đủ tỉnh táo để tiếp tục học tập. Theo Tiến sĩ Quang cho biết: Những người bị chứng nghiện games online không muốn rời chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm, sinh ra buồn phiền, chán nản, thậm chí kích động phá phách đồ đạc. Về mặt sinh lí họ có các biểu hiện như vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, sút cân nhanh. Đừng bao giờ đánh đồng bạn của thế giới ảo và thế giới thật. Đừng bao giờ đánh mất sức khỏe và đánh mất chính mình chỉ vì bạn đã từng chơi trò chơi điện tử.

Có một câu chuyện đau lòng ở (Thành phố Hồ Chí Minh), về một người chơi bị đột quỵ sau khi chơi nhiều giờ liên tiếp. Nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: rạng sáng 20-9, bệnh nhân Quốc c. (24 tuổi), ngụ p.6, Q.6, đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngưng thở. Do chơi game quá sức, c. bị rối loạn tâm thần phân liệt, kèm theo hạ đường huyết (lượng đường huyết bằng 0) do không ăn gây biến chứng và hôn mê đến nay. Đây chính là hồi chuông cảnh báo gay gắt về tình trạng chơi game liên tục trong nhiều giờ liên tiếp. Cậu học sinh vốn hiền lành, học giỏi ngoan ngoãn vì kẹt tiền chơi quá nên làm liều trộm tiền bố mẹ bị bắt và từ đấy bố mẹ cậu không còn tin tưởng ở cậu nữa. Học sinh vốn là lứa tuổi đẹp và luôn để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời mỗi người. Một người con luôn khiến bố mẹ phải ngưỡng mộ trước các đồng nghiệp khác bởi những giải nhất toán học cấp quận, thành phố giờ lại phải xấu hổ, cũng trước những người kia vì con mình sa đà chơi điện tử đến bỏ học. Một người bà phải khóc vì thương đứa chchơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển” title=”Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển” width=”700″ height=”505″ />

Một phần cũng phải nói đến trách nhiệm xã hội của nhà kinh doanh. Vì mải mê theo đuổi những lợi ích kinh doanh mà không đếm xỉa đến những tác hại mà họ đang gây ra cho xã hội cho đất nước. Dù có thông tư quản lí hoạt động game online nhưng họ liên tiếp sử dụng các chiêu, các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt được các con “bò sữa” game thủ càng nhiều càng tốt. Và nguy hại hơn đó là sự suy đồi của cả một thế hệ!

Với 1/3 thời gian bạn đắm chìm trong game, cộng với thời gian ăn, ngủ, đi học, nếu bạn vẫn còn giữ được nếp sống bình thường, sẽ lấp đầy thời gian biểu của bạn. Vậy đâu sẽ là thời gian bạn dành cho mọi người xung quanh mình? Đâu là thời gian để bạn giảng bài cho đứa em lớp 2 như mọi khi? Đâu là thời gian để bạn ngồi tâm sự và chia sẻ với bố hay mẹ? Đâu là thời gian để bạn dành một bông hoa cho bà trong ngày 8 – 3? Bạn đang dần làm mất cân bằng giữa một bên là thế giới ảo trong game và một bên là thế giới thực của chính mình? Có thể trong game, bạn tạo thêm được không ít những mối quan hệ mới, nhưng còn những người thân đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn những người bạn chỉ mới quen trên mạng và chưa kịp biết gì về họ. Bạn đang dần theo khuynh hướng khép kín mình và giảm thiểu các môì quan hệ xuống mức thấp nhất.

Một cuộc khảo sát với nội dung Bạn chơi games vì: đã nhận được: 0% chọn Không có gỉ để làm; 56,67% chọn Games là thú vui, tiêu khiển, sở thích, 43,33% chọn Games là cuộc sống. Những cuộc nói chuyện của học sinh với nội dung về game, những hình dáng, đồ vật có hình nhân vật trong game,… tràn lan đủ thấy sự ăn sâu vào tiềm tàng của game đối với giới học sinh hiện nay. Tháng 4 năm 2001, một học sinh xả súng giết hại 6 người ngay tại trường học ở Michigan, USA sau khi chơi Serious sam.

Bản thân từ game đã hàm chứa trong nó ý nghĩa chỉ là một cuộc chơi, và khi đã là trò chơi thì phải có liều lượng. Cái gì quá đà thì đều không tốt, chứ không riêng gì game. Yếu tố quan trọng là liều lượng và nhận thức, tự điều chỉnh của bản thân người chơi. (Phạm Tấn Công, thư kí Vinasa). Trò chơi điện tử như con dao hai lưỡi, nếu bạn chơi đúng mức, nó sẽ có tác dụng tốt, nếu bạn chơi quá mức, nó sẽ có những tác hại xấu. Đã đến lúc mọi người cần có những hồi chuông thức tỉnh thật sự với những người đang chơi và sắp chơi với những tác hại ghê gớm của việc chơi mê mải game. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Game không xấu, bản thân việc chơi game cũng không xấu. Chỉ có điều lạm dụng nó một cách quá mức sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Biết dừng lại khi nào? Câu trả lời nằm ở lí trí những người chơi game. Để giải quyết tình trạng nghiện game cần có sự phối hợp hoạt động đồng bộ của cả xã hội. Đi đầu là các nhà quản lí trong lĩnh vực Internet với một định hướng tốt và giám sát cụ thể, có thể quản lí thật sự về vấn đề này. Nghiên cứu những người nghiện game, các nhà tâm lí học thấy rằng họ thường thất bại trong đời sống thực và muốn tìm đến sự tự tin trong thế giới ảo. Bên cạnh đó, nhiều em nghiện game vì không có sự quan tâm đúng mức của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm, chia sẻ và có những định hướng tốt cho con em mình. Nhà trường và đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi vào tình trạng nghiên game. Nếu thật sự có những dấu hiệu của chứng nghiện gameonline, hãy đưa con em đến trung tâm tham vấn tâm lí để được giúp đỡ. Tôi nghĩ nên thêm đoạn code để kiểm soát giờ chơi theo giờ đi học, đi làm và tránh tình trạng các gamer chơi liền tù tì suốt 24 giờ. Những cơ quan có trách nhiệm phải xét duyệt thật kĩ các game trước khi phổ biến để người chơi ở Việt Nam có thể qua trò chơi học được nhiều điều bổ ích.

Mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí, thư giãn, không để ảnh hưởng đến việc học tập, phải gìn sức khỏe bằng cách sắp xếp thời gian chơi hợp lí, điều độ thường không quá 2 giờ mỗi ngày, không nên chơi liên tục mà nên có những khoảng nghỉ ngơi và nên tăng cường các hoạt động thể lực. Khi chơi các trò chơi điện tử cần tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi và cả nội dung không lành mạnh. Nhà trường cần tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các em để các em tránh được chuyện mải chơi điện tử, xao nhãng việc học tập và phạm những sai lầm khác.

Leave a comment