Nhà thơ Sóng Hồng đã từng phát biểu về thơ: Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào

0

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Yêu cầu về kĩ năng

– Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học.

– Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diền đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi.

2. Yêu cầu về kiến thức

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhung phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau.

a. Mở bài

– Sóng Hồng là bút danh của Trường Chinh. Thơ Sóng Hồng là tác phẩm thơ duy nhất của Trường Chinh. Bài thơ Đi họp trong tập thơ của ông rất hay, được nhiều người yêu thích. Đặc biệt trong bài lời nói đầu tập thơ Cùng bạn đọc, Sóng Hồng có nhiều ý kiến sâu sắc nói lên quan niệm của ông về thơ.

– Đây là một trong những định nghĩa về thơ của Sóng Hồng: Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.

b. Thân bài

– Thơ là thơ

+ Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: truyện, kịch…

+ Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói cùa tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.

– Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.

+ Thơ là họa: họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.

+ Thơ là nhạc: nhạc là âm nhạc. Ngôn ngừ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…

+ Thơ còn là chạm khắc: khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.

—> Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện theo “mộz cách riêng’’ nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật riêng.

c. Kết bài

Đánh giá chung: Ý kiến của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp của thơ ca.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Giấc mơ thường đem đến cho chúng ta những điều kì diệu. Đúng vậy. Có lần tôi đã mơ thấy mình lạc vào miền không gian thơ. Đong đầy trong nước mắt tôi là sắc biếc cùa bầu trời xanh, ánh sáng của những vì sao đêm long lanh như chẳng bao giờ tắt. Lắng tai nghe tôi thây du dương của những bản “Nguyệt cầm”, của những con sóng khát khao ngàn năm không thỏa. Thơ có họa, có chạm khắc và có nhạc. Đó chỉ là một giấc mơ? Không! Bản chất thực sự của thơ ca là như vậy. Nói như Sóng Hồng: Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.

Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trờ thành tri âm của nhân loại từ bao thế kỉ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con người. Yêu thơ, và coi thơ như người bạn tri kỉ của mình, người ta đã làm cho thơ nhiều cách lí giải định nghĩa. Ai đó đã từng coi thơ là rượu cùa quỷ sa tăng, thơ là địa hạt của huyền bí và thần thánh. Cũng có người cho rằng, thơ là lừa, thơ là sự sung mãn cùa tình cám mãnh liệt (Banzac). Không chỉ là những người lang thang trên những nẻo đường thơ ca đê mong tìm được cho thơ một định nghĩa vẹn toàn. Nhưng có lẽ họ đều bất lực. Bởi con người không ngìmg yêu quý thơ ca cũng không thỏa mãn trước bất cứ một định nghĩa nào về thơ. Mỗi định nghĩa chỉ nói được cho thơ một phần nào đó. Với Sóng Hồng đứng giữa thế giới thơ ca diệu kì, phong phú mà phức tạp ấy, ông phát hiện ra sức biểu đạt rất tuyệt vời của thơ: Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Cách nói ngan gọn, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa.

Thơ là thơ, tất nhiên rồi, thơ bao giờ cũng là chính nó. Đọc thơ không ai lại nhầm tưởng đó là bút kí. là truyện ngắn, hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào. Bằng những đặc thù riêng của mình, thơ đi vào lòng người với những quy luật riêng. Nhờ tính đặc thù mà thơ không bị hòa lẫn. Thơ trước hết phải là chính nỏ, nghĩa là mang đầy đủ đặc thù riêng của mình. Nhưng thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Sóng Hồng đã phát hiện ra tính kì diệu của thơ ca: thơ là thơ, nhimg thơ còn có tính nhạc, tính họa và chạm khắc. Thơ đã vươn ra ngoài nó, và chiếm lĩnh linh hồn của các ngành nghệ thuật khác. Thơ không bằng lòng và không chỉ bó hẹp trong bản thân mình. Tìm đến thơ người ta không chỉ thấy chất “thơ” đặc thù của nó, mà còn được chiêm ngưỡng sức biểu hiện kì diệu cùa các ngành nghệ thuật khác. Nghĩa là tổng hòa sức biểu hiện của nhiều ngành nghệ thuật. Rõ ràng Sóng Hồng đang bàn tới sức biêu đạt kì diệu của thơ ca.

Xuân Diệu đã từng phát biểu ngàn năm còn lại với thơ bởi thơ ca làm cho tất cà những gì tốt đẹp nhất trên đời trờ thành hat từ (Sen-li). Đến với thơ, ai chẳng khao khát tìm được và phát hiện ra những vẻ đẹp thực sự trước hết là của chính nó. Thơ là thơ đó là định nghĩa, tưởng như đơn giản, nhưng thực sự xuất phát từ sự hiểu biết khá sâu rộng và đặc trưng thể loại của nó. Đồng thời đây cũng là yêu cầu, là đòi hỏi của độc giả. Tìm đến thơ, trước hết, người ta phải thấy được chất thơ đích thực, mà không một hình thức nghệ thuật nào có được. Đặc trưng của thơ là gì? Cũng như văn học, thơ ca phản ánh không phải được xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lôgic, cùa lí trí, mà nó gắn bó với cảm xúc, với tâm hồn. Thơ sinh ra từ tình cảm. Thơ là người thư kí trung thành cùa những trái tìm (Đuy-brlay). Đen với thơ tâm hồn ta phải được chan hòa trong thế giới của cảm xúc. Thơ là cơn gió của đất trời. Tâm hồn ta là mặt nước phăng lặng và bình yên. Cơn gió của nàng thơ có đủ sức mạnh để làm mặt nước – tâm hồn ta xao động, đó mới thực sự là thơ. Khi Sóng Hồng nói thơ là thơ, ông đã khẳng định yêu cầu với thơ ca trước hết phải là chính mình.

Bất cứ một bộ môn khoa học nào, hay một hình thức nghệ thuật nào bao giờ cũng phải là chính nó. Người đời đặt tên cho từng loại hình, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu và tiêu chuẩn chung để xác định và phân loại. Thơ là thơ, cũng như truyện ngắn là truyện ngắn, tiểu thuyết là tiếu thuyết, kịch là kịch,…, mỗi loại hình nghệ thuật đều có nhũng đặc trưng riêng để phản ánh tiêu chuẩn thẩm mĩ riêng. Nói đến thơ người đọc không quên là cảm xúc, là tâm hồn. Trong thơ Tình là gốc (Bạch Cư Dị), thơ phải sinh ra sự thôi thúc mạnh mẽ của tâm hồn. Đồng thời cảm xúc trong thơ ở dạng tinh chất chọn lọc. Ngôn ngữ thơ hàm súc và đa nghĩa. Thơ là rượu của thế gian (Huy Trụ). Thơ thăng hoa và xuất thần từ Đổng tài liệu thực tế, như một thanh kim loại sáng bóng được gạn ra từ hàng tấn quặng ủ trong lòng đất bao nhiêu tháng năm… Thơ phải là thơ, nghĩa là thơ phải phản ánh cuộc sống bằng hình tượng theo quy luật của cảm xúc và dạng tính chất, chọn lọc.

Nhưng Sóng Hồng không dừng lại ở định nghĩa: Thơ là thơ, ông viết tiếp Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Vậy ra thơ không phải là của chính mình, mà còn mang bóng dáng của các ngành nghệ thuật khác. Trong thơ có âm nhạc, hội họa và điêu khắc, tất nhiên “theo cách riêng”. Bằng đặc thù riêng của mình, thơ đã hoàn thành được cả sứ mệnh của các bộ môn nghệ thuật khác đối với cuộc sống. Thơ có tính chất hội họa, âm nhạc, phải chăng người xưa từng nói Thi trung hữu họa, Thi trung hữu nhạc đó sao? Mỗi câu thơ, bài thơ dường như chứa đựng một thế giới của màu sắc đường nét và nhạc điệu. Đồng thời thơ có tính hình tượng, do đó trong thơ còn có bóng dáng của chạm khắc. Tưởng như là một sự phi lí. Bởi câu thơ trên trang sách kia. chỉ là những xác chữ nhỏ bé, vô hồn! Không! Thơ sẽ được sống dậy. được thổi linh hồn và trở thành một cơ thể sống, khi người ta tiếp nhận và chiêm ngưỡng nó với sự nhìn nhận toàn diện và chính xác. Sau những con chữ tưởng như vô hồn ấy chứa đựng cả một thế giới tràn đầy màu sấc và âm thanh, đường nét. Đọc thơ giống như ta đang đứng trước một bức tranh, một tác phẩm điêu khắc, hay đang lắng mình trong khúc nhạc du dương. Tất nhiên, thơ không phải vì tiếng nhạc, vì tính họa và chạm khắc mà quên đi đặc thù của mình. Như vậy thơ sẽ bị hòa lẫn.

Khẳng định: Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng, Sóng Hồng đã đi từ đặc trưng của thơ ca, trước hết là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ nghệ thuật được kết tinh từ ngôn ngữ đời sổng. Điều kì diệu của ngôn ngữ thơ ca là có thế làm được tất cả: xây dựng hình tượng với những gam màu hội họa, âm thanh của âm nhạc và đường nét của chạm khắc. Sự đa dạng phong phú và sức biểu cam ki diệu của ngôn ngữ thơ ca đủ vẽ ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động có linh hồn. Tính hội họa tạo nên từ ngôn ngữ, âm nhạc tạo nên từ ngôn ngữ, và chạm khắc cũng tạo nên từ ngôn ngữ.

Cần hiểu rõ hình tượng điêu khắc, âm nhạc và hội họa trong thơ không tồn tại ở dạng vật chất. Nó tồn tại trong tưởng tượng trong thế giới vô hình. Điều đó đòi hỏi người tiếp nhận phải có một năng lực cụ thồ nào của tâm hồn và trí tuệ mới nắm bắt được đầy đủ tính phong phú của hình tượng. Người đọc thấy văng vằng bên tai âm thanh réo rắt, sừng sững trước mắt, những pho tượng bí hiểm và hiện ra trước mat những bức tranh rực rỡ sắc màu,…, tất cả chỉ trong trí tưởng tượng trong tâm hồn. Tính nhạc họa và chạm khắc trong thơ phải “theo cách riêng”, nó không đập vào trực giác và ngấm vào ta qua lăng kính tâm linh. Nếu khẳng định ngôn ngữ thơ ca có tính nhạc, tính họa và chạm khắc, e rằng không phải là đặc trưng riêng của thơ. Ngôn ngữ vàn xuôi cũng có thể như vậy. Có thể! Nhưng tôi muốn khẳng tính cao độ và sức biêu đạt diệu kì của ngôn ngữ thơ, nghĩa là tính nhạc họa và chạm khắc trong thơ phải đạt đến đỉnh cao.

Thơ cũng như văn chương, phản ánh cuộc sống bang ngôn ngữ, thơ có tính nhạc họa và chạm khắc. Bàn chát cua con người là nghệ sĩ (M.Goor-ki), nhưng không phải ai cũng có thê trờ thành nhà văn, nhà thơ, bởi không phải ai cũng có đủ năng lực của trí tuệ và tâm hồn xây nên những tháp đài ngôn ngữ chứa đựng nhiều ý tưởng về cuộc sống. Và không phải ai cũng có thể tạo nên trong thi phẩm của mình tiếng du dương của bản cầm ca, sắc vàng của mùa thu, sắc xanh của cỏ xuân “tràn biếc cỏ”, không phải ai cũng chạm khắc và xây nên những hình tượng nghệ thuật giàu chất tạo hình. Người nghệ sĩ chân chính không phải chi làm thơ ghi lại cảm xúc trong nhật kí. Làm thơ đòi hôi một tâm hồn, đồng thời phải cần trí tuệ sắc sảo đê tông hòa họa, nhạc và chạm khác khi cần thiết. Không ít người nghệ sĩ đã bị lu mờ trong thế giới muôn màu cùa nghệ thuật, vì bắt tay vào làm thơ anh chỉ đơn giản ghi lại cảm xúc bồng bột của mình, mà quên đi tính nghệ thuật của thơ. Nhưng cũng không ít người nghệ sĩ tài năng, bàng trái tim mẫn cảm của nghệ sĩ. bằng trí tuệ sắc sảo, đã làm nên nhũng vần thơ xanh mãi với thời gian.

Tôi xin nhắc lại câu nói bất hủ của người xưa Thi trung hữu họa để thấy được vẻ đẹp của chât hội họa trong thơ ca đã được hun đúc tù’ bao thế kì. Từ ca dao đến văn học trung đại và hiện đại, thơ bao giờ cũng bộc lộ tính họa đặc sắc cúa mình. Đen với câu thơ xuân của Nguyễn Du:

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lên trắng điểm một vài bông hoa.

(Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều)

Trước mắt ta là một bức tranh mùa xuân đầy sức sống và màu sắc, với sự sinh sôi, này nở. Màu xanh của cỏ – màu xanh ngút ngàn trài dài đến tận chân trời như tấm thảm xanh trải dài trên mặt đất, đẹp và êm ái. Màu trắng của hoa lê điểm trên nền xanh cây lá. Tất cả hài hòa trong màu của mùa xuân tươi đẹp. Đó chính là sự trang điểm khéo léo cùa thiên nhiên. Và đó cũng là nét tài hoa, sự cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ. Thơ thể hiện rõ tính chất của hội họa, nhưng không theo một cách riêng, chỉ có thơ mới có được. Ấy là sự cựa quậy của nhựa sống đang dồn trong mồi ngọn cỏ, là linh hồn tươi trẻ của mùa xuân đang rạo rực trong mỗi sắc là màu hoa…., và đặc biệt, là sự sổng và tình yêu đang rạo rực trong lòng của thi nhân.

Họa sĩ Ru-kin đã từng nói ràng Nghệ thuật là sự mô phong tự nhiên. Có lẽ nhận định ấy chỉ đúng với hội họa? Mà theo tôi. nó cũng không đủ sức thuyết phục ngay cả với hội họa. Đã là nghệ thuật người ta không phản ánh những chất liệu tự nhiên, nguyên sơ, khô cứng từ đời sống. Nghệ thuật đâu phải chỉ mô phỏng tự nhiên. Đặc biệt là thơ ca. Thơ ca phản ánh cuộc sống với những đường nét màu sac, không bao giờ chỉ là hình hài thật sự của cuộc đời thực mà bao giờ cũng chứa đựng linh hồn:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc ảo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

(Chợ Tết- Đoàn Văn Cừ)

Mùa xuân trong thơ của Đoàn Văn Cừ hiện về những xôn xao trong lòng tạo vật, với những sắc màu kì diệu của thiên nhiên. Kho thơ bốn câu mà như hội tụ hết thảy sắc màu: màu trắng long lanh của những giọt sương mai, màu tía của nắng sớm, màu xanh của rặng núi và màu son đỏ của đồi,… Thế nào là màu “nắng tía”? Thật kì lạ? có lẽ trong nghệ thuật hội họa, ít tai có thể truyền đến cho người xem màu “nắng tía”. Nhưng Đoàn Văn Cừ – nhà thơ của chúng ta đã làm được điều đó bằng thơ. Màu trang ấy không đập vào trực giác của người đọc, nó len vào tâm hồn và đọng lại trong trí tưởng tượng của ta… Đọc thơ Đoàn Văn Cừ, ta thấy hiển hiện một bức tranh sặc sỡ sắc màu. Nhưng không phải là màu của sự “mô phỏng tự nhiên”. Trong bức tranh ấy ta nhận ra tấm lòng yêu mến cuộc sống thiết tha của nhà thơ. Trong bức tranh ấy có linh hồn, có trái tim của nhà thơ.

Thơ đầy màu sắc. Nhưng có khi không dùng đến những từ chỉ màu sắc của thơ vẫn mở ra trước mắt người đọc những bức tranh giàu chất hội họa. Nhà thơ – họa sĩ đã vẽ bức tranh theo cách riêng của mình, bằng đặc trưng thơ ca. mà không một loại hình nghệ thuật nào có thể làm được.

Tôi đã thiết tha yêu những vần thơ giàu chất nhạc, những vần thơ đọc lên nghe như một bản dương cầm. Tính nhạc trong thơ cơ bán được tạo nên từ nhịp điệu. Nhịp thơ với các biểu hiện phong phú của nó đã đẩy tính nhạc trong thơ đến đỉnh cao. Vôn-te từng nói: Thơ là sự hùng biện du dương phải chăng một phần ông quan niệm và đề cập tới tính chất đặc thù của thơ là tính nhạc. Có thể nói nhịp thơ, đó là sức mạnh cơ ban là năng lượng cùa câu thơ (Mai-a-cốp-ki). Nhịp thơ làm nên nhạc thơ. Người xưa thường nói: Thi trung hữu họa (trong thơ có họa) chứ ít nói: Thỉ trung hữu nhạc, vì bản thân thơ đã gắn với nhạc như một tất yếu “định mệnh” rồi. Thơ không kèm yếu tổ nhạc (nhịp điệu, ngữ điệu, vần và hòa âm. hòa thanh, từ ngữ và biện pháp tu từ,…) thì cơ bản không còn là thơ mà trở thành văn xuôi (hay là thơ văn xuôi như cách gọi khá thịnh hành bây giờ). Nói về tính nhạc trong thơ, hay rõ hơn là mối quan hệ giữa thơ và nhạc, nhà thơ Chê Lan Viên cho răng: Thơ đi giữa nhạc và ý, nghĩa là, nhạc là một trong hai thành tố làm nên thơ. Đây chính là một cách nói về tính nhạc trong thơ của ông. Thi sĩ Tản Đà cũng từng nói: Đàn là đàn, thơ là thơ; Thơ cỏ nhạc, đàn có tơ như là một định nghĩa về tính nhạc trong thơ vậy. Nói tính nhạc trong thơ trước hết nói về yếu tố nhịp điệu. Như âm nhạc với những tiêt điệu định hình cho mồi tác phàm (2/4; 3/4; 4/4; 3/8; 6/8; 2/2…), trong từng bài thơ, dòng thơ cũng có những nhịp điệu cơ bản mà tác giả lựa chọn, góp phần làm nên sự hài hòa, khơi gợi cho nội dung tác phấm. Ta sẽ cảm nhận một cách rõ ràng sự bịn rịn, dây dưa của cảnh người đi kẻ ở qua nhịp điệu của hai dòng lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sau đây:

Người lên ngựa/ kè chia bào (3/3)

Rùng phong thu/ đã nhuốm màu quan san (3/5 hoặc 3/3/2)

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều)

Khi đọc thơ, tùy theo văn cảnh hay ngữ cảnh, người đọc chọn cho mình một ngữ điệu phù hợp (trầm, bổng, khoan, nhặt…), nhằm chuyển tải đầy đủ và hài hòa ý tưởng thơ. Ngữ điệu đọc, nhất là diễn ngâm thơ bao giờ cũng thấm đẫm nhạc tính. Nhạc tính trong thơ cũng thể hiện qua việc gieo vần và lối hòa âm. Chúng ta thử hình dung, nếu thơ lục bát – một đặc sản của dân tộc Việt chúng ta, ngày nào đó sẽ không còn vần nữa, khi đọc lên, bài thơ, dòng thơ sẽ trơ lì, khô khốc, bởi tất cả sự uyển chuyển, nhịp nhàng của thao tác gieo vần đã bị triệt tiêu, vần chính là một trong những thành tố quan trọng làm nên tính nhạc trong thơ xét trên phương diện giai điệu. Cùng với vần, hòa âm (sự kết hợp các nguyên âm hẹp, nguyên âm rộng…) trong tiếng Việt cũng là một yếu tố làm nên tính nhạc trong thơ. Cách gieo vần và lối hòa âm trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một ví dụ tiêu biểu về nhạc tính trong thơ. Tính nhạc trong thơ cũng thể hiện rất rõ qua cách phối ngẫu thanh bằng, thanh trắc trong từng dòng thơ, bài thơ. về điều này, thơ Đường luật hẳn là một bằng chứng sinh động bởi qui tắc nghiêm ngặt của nó. Khi đọc lên bàn ghi thanh (cơ bản) của một bài thơ tứ tuyệt Đường luật, ta đã nghe dìu dặt nhạc tính rồi:

Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man

Mộng ước tình ta đã lụi tàn

Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích

Mi buồn lệ ứa mãi không tan.

(Nỗi sầu – Hoàng Thứ Lang)

Đọc hai dòng thơ sau đây của Xuân Diệu trong bài Nhị hồ với 100% là thanh bằng, nâng giai điệu bài thơ đạt một độ cao nhất định, ta sẽ thấy sự chơi vơi của tâm hồn con người đã được đẩy lên tột đinh như thế nào: Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. Và tính nhạc trong thơ còn thể hiện đậm nét trong việc sừ dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ. Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ phong phú về câu trúc từ và biện pháp tu từ. Chính điều đó làm cho thơ rất giàu tính nhạc, nhất là các từ láy và biện pháp: điệp từ, điệp ngữ. Ta hãy thử đọc hai dòng lục bát sau – với cách sử dụng từ địa phương, từ láy và lối điệp phụ âm đầu, sẽ cảm nhận một cách đích thực điều gọi là nhạc tính trong thơ:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

(Nước non ngàn dặm-Tố Hữu)

Trong thực tế, tính nhạc trong thơ là một cái gì đó rất uyển chuyển, thẩm thấu và giao hòa trong nhiều yếu tố của bài thơ, dòng thơ. Thơ ca là như vậy, là làm được những điều tưởng như không thể. Có lẽ vì thế chăng mà thơ bí ẩn hấp dẫn muôn đời?

Âm nhạc nhât nhât bao giờ cũng phải bật ra thành tiêng, người đọc nghe nói có thể lĩnh hội cảm xúc ở nghệ sĩ. Nhưng thơ ca rung động lòng người nhiều khi là những âm thanh không lời:

Anh xa em

Trăng cũng lẻ

Mặt trời cũng lè

Biên vẫn cậy mình dài rộng thế

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn

Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn

Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

Sóng chăng đi đến đâu nếu không đưa em đến

Vì sóng đã làm anh

Nghiêng ngả

vì em…

(Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh)

Đoạn thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng, như tiếng hát của con tim. Câu ngắn, câu dài đan xen hợp xướng nên một bản đàn tâm trạng. Nhưng tôi muốn nói tới dấu ba chấm ở cuối đoạn thơ. Đó là thứ âm thanh không lời. Nó chứa đựng nỗi xốn xao, sự nhớ nhung niềm khắc khoải của một trái tim cô đơn sau lời tự thú. Và từ đó chúng ta thấy rõ hơn một trái tim mãnh liệt như sóng biển, một nỗi nhớ thiết tha da diết đến nhuộm tím cả sắc trời… Đẹp làm sao một tình yêu. Và đẹp làm sao một bài ca. Tôi biết rằng có nhiều bài thơ, rất nhiều bài thơ đã chuyển thành bài hát như: Đồng chỉ – Chính Hữu, Mùa xaân nho nhó – Thanh Hải, Viếng láng Bác — Viễn Phương,…), bởi tính nhạc kì diệu của nó. Thơ là nhạc, nhạc là thơ. tựa hồ như có thể chuyển hóa sang nhau.

Nhưng âm nhạc có thể nào chuyến thành nghệ thuật chạm khắc, như thơ? Có lẽ là không? Chỉ đến với thơ ta mới được sống trong sự giao thoa giữa chất thơ, nhạc, họa và chạm khắc. Điều này xuất phát từ tính tạo hình của ngôn ngữ thơ, như trên đã nói. Nhiều lúc, đọc mà ta cảm giác như đang chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vậy:

Đây vị xương trần chán với tay

Có chỉ thiên đốt tấm thân gầy

Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt

Tự bấy ngồi y cho đến nay.

(Các vị La Hán chùa Tây Phương – Huy Cận)

Đó là một bức tượng trong chùa Tây Phương được nhà thơ Huy Cận khắc họa bằng tài bút của mình. Trong khô thơ có dáng dâp. có đường nét trên cơ thê bức tượng,… Và hơn nữa. còn có cà tâm trạng tượng đến nỗi trầm ngâm đau khổ. Linh hồn bức tượng như theo câu chữ hiển hiện ra trước mắt ta. Vậy là, đến với thơ, ta không chỉ được chiêm ngưỡng hình tượng như đến với nghệ thuật điêu khăc mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hình tượng thơ. Tính chạm khắc là một biêu hiện trong sức biểu đạt diệu kì của thơ ca.

Thơ là thơ, là nhạc, là họa và là chạm khắc. Thơ không phải là riêng bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong số đỏ mà nó là sự tổng hòa. Đặc biệt không phải vì chạy theo tính nhạc họa hay chạm khăc. mà thơ quên đi chính mình. Trên thực tê không ít người quan niệm, thơ chỉ là những biêu hiện của nhạc, họa, chạm khăc…. Họ cho ràng trong thơ âm thanh là tất cà hay thơ là sự dao động giữa âm thanh và có ỷ nghĩa, từ đó làm nên những vần thơ nghệ thuật:

Còn chưa say hồn khát vẫn thèm men

Say đi em say đi em

Say cho lơi là ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt

Rượu rượu nữa và quên quên hết!

Ta quá say rồi!

Sắc ngà màu trôi…

Gian phòng không đứng vững

Có ai ghì hư anh sát kề môi?

Chân rã rời

Quay cuồng chi được nữa

Gối mỏi gần rơi!

Trong men cháy giác quan vừa bén lửa

Say không còn biết chi đời

Nhưng em ơi

Đất trời nghiêng ngửa

Mà trước mắt thành sần chưa sụp đổ

Đất trời nghiêng ngừa

Thành sầu không sụp đổ, em ơi!

(Say-Vũ Hoàng Chương)

Không phải vì những câu thơ ấy thiếu chất nhạc, chất họa mà nó thiếu chất thơ, thiếu nguồn gốc đích thực thơ – cuộc sống.

Khi đạt đến chất thơ tròn trịa vẹn toàn, thì tự thân nó đã mang những yếu tố nghệ thuật hội họa, âm nhạc và chạm khắc. Tôi vốn tâm niệm vói câu nói của Nhê-cơ-ra-xốp: Trong tâm hèn con người đều có vái van mà chi có thơ ca mói mờ ra được. Phải chăng để “mở van” vào thế giới tâm hồn con người, thơ không chỉ là thơ, mà đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một nét riêng?

Leave a comment