Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Lời khuyên trên có ý nghĩa gì

0

I.
MỞ BÀI:

– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau. cùng”.

– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II. THÂN BÀI:

1. Giải thích:

– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không có gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, còn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên có giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muôn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, kho khăn.

– Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

2. Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội dưực mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ dói với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

Ill. KẾT BÀI:

Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Leave a comment