Ôn thi bài Hai đứa trẻ

0

Ôn thi bài Hai đứa trẻ

Thạch Lam đã gián tiếp phản ánh và tố cáo cái xã hội ngột thở, tù đọng, trong đó, cuộc sống con người đang mất hết ý nghĩa, đang bị dồn đến chân tường bế tắc.

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh ( mẫu 1 )

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả

2. Tác phẩm chính

+ Gió đầu mùa (1937)

+ Nắng trong vườn (1938)

+ Sợi tóc (1942)

3. Phong cách sáng tác

II. Tác phẩm ” Hai đứa trẻ”

1. Xuất xứ

2. Thể loại

Đặc điểm truyện:

Kết cấu

3.Tìm hiểu nội dung tác phẩm.

a/ Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.

* Bức tranh cảnh vật

-> Buổi chiều quê êm ả, gần gũi, bình dị như bao buổi chiều quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Tuy nhiên buổi chiều này cũng gợi lên chút gì hiu hắt.

Mở rộng thêm: Trong câu: Chiều, chiều rồi, phải chăng Thạch Lam đã viết thừa một chữ chiều?

Không. Vì:

Nghệ thuật:

* Bức tranh con người

-> Cuộc sống tàn tạ, nghèo đói.

* Nổi bật lên trong bức tranh phố huyện ấy là chị em Liên:

-> Là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

Thái độ, tình cảm của nhà văn:

b/ Phố huyện lúc đêm khuya.

* Ý nghĩa biểu tượng của bóng tối và ánh sáng.

+ Miêu tả trực tiếp bóng tối;

+ Thông qua ánh sáng để nói về bóng tối.

->Bóng tối đậm đặc dường như bao phủ toàn bộ không gian, nhìn đâu cũng thấy một màu tối. Không gian tối tăm nên càng trở nên tịch mịch.

Các loại ánh sáng

+ Thiên tạo: đom đóm, vì sao

+ Nhân tạo: ánh sáng ngọn đèn nơi hàng nước chị Tý, bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn của Liên…

+ Đoàn tàu

Trong số ánh sáng được nói đến, nhà văn đặc biệt quan tâm đến hai loại ánh sáng:

+ Ánh sáng ngọn đèn nơi hàng nước của chị Tý

+ Ánh sáng đoàn tàu.

Tương quan giữa ánh sáng và bóng tối:

+ Bóng tối bao trùm cảnh vật.

+ Ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt.

-> Ánh sáng xuất hiện chỉ nhằm tô đậm thêm cho bóng tối.

->Biểu tượng cho những con người bé nhỏ, vô danh đang sống âm thầm, lặng lẽ trong đêm tối mênh mông của xã hội.

* Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối.

-> Đó không phải là sống mà chỉ như một sự cầm chừng, cầm cự, một việc làm theo thói quen.

+ Bác phở Siêu, lưng vốn có vẻ khá hơn, nhưng lại là mối hàng nhiều nguy cơ nhất, vì ở nơi phố huyện này món hàng của bác được coi như một món hàng xa xỉ mà chị em Liên cũng chỉ dám mơ tới.

+ Vợ chồng bác xẩm rách rưới, tiếng đàn run lên bần bật.

+ Cụ như là kết quả của cái hoàn cảnh sống tù đọng, quẩn quanh ở đây. Cụ là hiện thân của một kiếp người đã tàn lụi quá nhiều.

+ Con người ấy là người duy nhất có tiếng cười to trong phố huyện này. Những tưởng tiếng cười ấy sẽ đem lại hơi ấm và sinh khí cho phố huyện, nhưng đáng buồn thay đó chỉ là tiếng cười của một người hơi điên và hơi say. Do đó câu truyện chỉ càng thêm giá lạnh.

+ Hỏi:

-> Hỏi chỉ để hỏi, chứ không nhất thiết cần có câu trả lời, bởi lẽ ngay cả người hỏi và người được hỏi đều biết câu trả lời là gì. Hỏi chỉ nhằm phụ họa, thậm chí là chứng tỏ cho sự tồn tại của mình.

+ Người được hỏi thường là mãi rồi mới chép miệng trả lời, ngẫm nghĩ rồi đáp, mà có đáp cũng chỉ đáp vẩn vơ.

-> Những mẩu đối thoại vừa cực kỳ thưa thớt, vừa gián đoạn, ngắt quãng.

-> Ấn tượng buồn nản, xót thương thậm chí bực bội trước những câu hỏi tủn mủn, bâng quơ không cần thiết phải trả lời và những câu trả lời nhát gừng, nhạt nhẽo.

+ Kìa hàng phở của Bác Siêu đã đến kia rồi.

+ Đèn ghi đã ra kia rồi.

-> Không những không vui, mà ngược lại nó càng hiu hắt và buồn hơn. Niềm vui vừa mới được nhen nhóm lên đã vội vàng bị dập tắt. Món phở đối với chị em Liên là một món hàng xa xỉ mà “hai chị em không bao giờ mua được”, còn đoàn tàu hôm nay thì kém sáng và ít người hơn mọi hôm.

-> Mong đợi vẫn chỉ là mong đợi, reo lên để rồi chỉ thêm buồn và thất vọng.

-> Nhịp sống của người dân nơi phố huyện: Nhịp sống quẩn quanh, tù đọng, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.

c/ Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của Liên lúc chuyến tàu đến và đi qua.

* Hình ảnh đoàn tàu.

+ Từ xa: tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi, một làn khói bừng sáng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ.

+ Đến gần: các toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường, các toa hạng sang đồng và kền lấp lánh, cửa kính sáng.

+ Lúc đoàn tàu đi qua: để lại những đốm than nhỏ bay tung trên đường sắt, chấm nhỏ của cái đèn xanh treo trên toa sau cùng.

-> Chuyến tàu mang về một chút ánh sáng của một thế giới khác, ánh sáng của hoài niệm quá khứ và cũng là ánh sáng của niềm mong ước tương lai. Dù chỉ là trong ít phút ngắn ngủi nhưng phố huyện cũng đã có những giây phút tươi vui hơn.

Đặc biệt với Liên, ánh sáng của đoàn tàu đã đem tới cho cô những khát vọng, mơ ước về sự thay đổi.

* Cuộc sống của phố huyện sau khi đoàn tàu đi qua.

-> Phố huyện yên tĩnh, tịch mịch đầy bóng tối khi đoàn tàu đã đi qua.

* Tâm trạng của Liên khi đoàn tàu đến và đi qua.

*Diễn biến tâm trạng Liên

– Tâm trạng của Liên khi đoàn tàu tới:

+ Hồi tưởng lại Hà Nội: một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.

+ Mơ ước về một thế giới khác: một thế giới tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn, sôi động hơn cuộc sống bình lặng, ngày ngày lặp đi lặp lại nơi phố huyện này.

+ Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên.

+ Hình ảnh thế giới quanh mình mờ đi trong mắt chị.

+ Liên thấy mình sống giữa bao sự xa xôi không biết.

-> Nỗi buồn thấm thía, sâu sắc.

-> Tác giả muốn thức tỉnh những tâm hồn đang uể oải, đang lụi tàn dần đi trong một cuộc sống cũng đang cùn đi, đang gỉ ra, nhà văn mong họ hãy sống có hi vọng và ước mơ vì một khi còn những thứ đó thì còn sự sống.

Tác giả cũng đã thể hiện niềm xót xa, thương cảm đối với những người dân nơi đây.

III. Tổng kết

Leave a comment