Phân tích bi kịch hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

0

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người. Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bàng tác phẩm Hồn Trương Ba, da hùng thịt chỉ trong vòng một thời gian ngắn ngủi cùa đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ Cớ những lúc tâm hồn tôi rách nát… Tôi biết làm gỉ, tôi biết đi đâu? qua việc xây dựng cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt và người thân tạo nên một xung đột kịch mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh… mà chúng ta đã đọc. Tuy nhiên, nhìn từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản tạo nên săc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện, phép màu mang đến may mắn cho con người… Và mặc dù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Và với một kiểu nhân vật của mô tip những con người hiền lành – Trương Ba vốn là một người làm vườn, một kì thủ nhưng lại lâm vào tình huống éo le và kì lạ đang sống hạnh phúc với gia đình bỗng dưng chết oan rồi được sống lại nhưng phải sống nhờ một thân xác khác, xác người hàng thịt với một bản tính hoàn toàn đối lập. Sự chắp vá này mở đầu cho quá trình xung đột gay gắt giữa hôn và xác. Trương Ba vô cùng đau khổ vì linh hồn thanh cao của ông phải sống lệ thuộc vào cái xác mà ông xem là âm u đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Sự lệ thuộc này làm cho ông dần dần trở thành con người khác, đánh mất những phẩm chất vốn có. Sự thay đổi đó đúng như Huấn Cao đã từng nói với quản ngục khi cái tốt cái đẹp tồn tại sống cùng với cái xấu. … Khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem nhuốc cả đời lương thiện.

Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa hồn và xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác là đỉnh cao tư tưởng triết lí của vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái độ và những lời đối thoại của những người ruột thịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành động quyết liệt – kiên quyết chối từ một cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia của Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng là mình, đê giữ trong ký ức những người thân kỉ niệm tốt đẹp về mình. Có nhà nghiên cứu cho rằng cuộc vật lộn giữa “‘Hồn Trương Ba ” và “da hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác.

Sau mấy tháng sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với những người thân trong gia đình và tự xung đột với bản thân mình. Hồn ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy trào ra thành dòng độc thoại đây nước măt: không, không, tôi không muốn sổng như thế này nữa. Tôi chán cái chỗ ờ không phái của tôi lắm rồi. Ta bắt đầu sợ mi, muốn rời xa cái thân thế kềnh càng thô lỗ ngay tức khắc.

Bước vào đến cảnh VII hình ảnh Trương Ba hiện lên cùa một con người đang ngồi “ôm đầu” đã cho người đọc thấy hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự đau khổ xâm lấn lại kết hợp cùng lúc của ba phủ định từ liên tiếp không… không… không băng một giọng điệu dứt khoát một lời độc thoại đầy khẩn thiết khẳng định việc muốn rời bỏ thân xác anh hàng thịt. Tôi chan cải chỗ ờ không phủi cùa tôi lắm rồi đầy chán nản, ngán ngẩm hồn Truong Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Lời thoại của hồn là các câu cảm thán ngăn, lời văn dồn dập. hối thúc. Thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hon được nữa nên vụt đúng dậy. Hồn đau khổ bời mình không còn là mình nữa. Trưong Ba bây giờ vụng về. thô lồ. phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng nghe hồn tự độc thoại nói và đang tự giày vò mình xác lên tiếng ngay: “Vô ích” chính xác đã chủ động khiêu chiến nhằm dập tắt hoàn toàn khát khao của Trương Ba: Ông không tách ra khỏi tôi được đâu.

Đang trong sự bế tắc vô vọng ấy Trương Ba chợt nghe thấy những lời nói từ xác chỉ biết đáp lại bằng chính sự kinh ngạc vốn có của mình: A, mày cũng biết nói kia à? Trương Ba ngạc nhiên, trả lời lại bàng cách đưa ra một câu hỏi sau đó liên tục phản đổi xác giọng vẫn còn khinh bỉ. Cách xưng hô mày tao thể hiện rõ sự khinh bỉ, miệt thị đối với xác Vô lí! Mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ ì à xác thịt âm u đui mù… Ban đầu buông ra những lời thóa mạ xác. Thấy hồn vừa phủ định vừa khinh miệt mình, xác khẳng định lại vị trí và tác động suy nghĩ của mình: Õng đã biết tiếng nói cùa tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ẩy sai khiến và sức mạnh ghê gớm, lẩn át cá linh hồn cao khiết. Hồn tiếp tục phủ định tiếng nói của xác: Mày chỉ là vỏ bề ngoài, không cỏ ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có càm xúc. Nghe thấy hồn đánh giá mình thấp kém, xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh hoạt đầy châm chọc Cớ thật thế không? Câu hòi của xác khiến cho hồn chùn bước và đuối lí, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnh hưởng của xác: Nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Lại bị hồn tiếp tục khinh miệt, xác nhận thực sự lợi lí của mình, nên chuyển sang châm chọc, mỉa mai: Tất nhiên, tất nhiên ‘‘day mỉa mai’” Khi ông ở bên nhà tôi,… Khi ông đứng bền cạnh vợ tôi, tay chân run rây, hơi thờ nóng rực, cô nghẹn lại…. Đêm hôm đỏ, suýt nữa thì… Đó là cảm giác “xao xuyến”, “lâng lâng cảm xúc” mà trước đây hồn cho là “phàm”. Với bằng chứng cụ thể, hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày. Xác vừa khẳng định vừa hỏi xoáy lại để tấn công tiếp: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại đi ghen với chỉnh thân thế mình… nhưng ta nên thành thực: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Để thỏa mãn tôi, chăng nhẽ ông không tham dự chút đình gì? Như vậy xác dẫn dắt hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Lí lẽ của xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba trong khiết đã bị hóa màu. Hồn đuối lí bất lực bèn la to, ra lệnh áp chế thể xác để che giấu sự lúng túng, bối rối, do dự, yếu thể cùa mình Ta… ta… đã bào là mày im đi! Lời thoại của hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của xác.

Xác khẳng định một lần nữa: Hai ta đã hòa làm một rồi. Xác nhấn vào sự thật đau đớn mà hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào. Hồn chỉ còn cố gắng biện minh chống chế cứu vãn: Ta vẫn có một đời sổng riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thăng thắn… Xác vẫn không buông tha, tấn công bằng sự mỉa mai Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hòi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! Trước sự thực không sao chối cãi, hôn phản ứng tiêu cự bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chối bỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc. Xác tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong hồn. Đó là nhờ sức mạnh của xác mà hồn có thể: tát thẳng con ông tóe máu mồm máu mùi. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe xác nói như vậy hôn phải lên tiếng chối bỏ sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh”, “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ còn phản ứng yếu ớt: “Nhưng… nhưng” Nhận biết hồn bị dồn vào thế bí, xác đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống, giọng ve vuốt mon trớn xác chủ động đưa trò chơi tâm hôn: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bén trong cao khiết, chăng qua vì hoàn canh vì đe sồng mà ông phái nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu ông cứ việc đô tội cho tói, đê cho ông được thanh thản… mien là… ông vẫn làm đủ mọi việc thòa mãn những thèm khát cùa tói. Xác sẽ “ve vuốt” hồn bằng cách thông cảm với những trò chơi tăm hồn. nhận hết mọi điều xấu miễn là hồn vẫn làm đu mọi việc đê thỏa mãn thèm khát của xác. Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của xác, hồn than như là tuyệt vọng, bất lực: Trời! đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng.

Trong cuộc đổi thoại này, xác thắng thế nên rất hả hê tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của kẻ nắm giữ sự thắng thế, chứng tỏ được uy quyền chi phối khủng khiếp cùa nó với linh hồn, nó cũng cho thấy sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng Ta vẫn có một đời Sổng riêng trong sạch, nguyên vẹn, thằng thắn… Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được nhau, cuộc tranh đấu giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa cao cả và dục vọng, thấp hèn giữa phần con và phần người. Đó chính là lời cảnh cáo sâu xa của Lưu Quang Vũ. Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt bị cái dung tục chi phối, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phổi bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác. Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ, hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mồi cá nhân và toàn xã hội. Đó sẽ là cuộc đấu tranh dai dẳng khi mà con người vẫn còn tồn tại trong xã hội này.

Nếu Lưu Quang Vũ cho Trương Ba kết thúc cuộc đời mình trong sự bế tắc ở đó ta sẽ liên tưởng đến những cái kết trong thời đại của văn học hiện thực phê phán mà Nam Cao đã viết lên: Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không nói ra tiếng, hay cái cảnh chị Dậu chạy ra ngoài trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị,… Nhưng bước sang một thời đại mới, và vốn dĩ Lưu Quang Vũ cũng không thuộc lớp nhà văn của hiện thực phê phán của thời đại mặt trận dân chủ hiện thực phê phán 1930 – 1945. Nên cuộc đời Trương Ba tiếp tục được vẽ ra.

Không dừng lại chỉ là đoạn đối thoại ấy bi kịch nối tiếp bi kịch. Bi kịch thứ hai của hồn Trương Ba là bi kịch không được người thân thừa nhận. Trương Ba không còn là mình nữa nên bị người thân xa lánh đẩy lên cao nồi đau khổ vốn có của Trương Ba. Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba được đẩy lên khi đối thoại với những người thân.

Vừa dứt cuộc đối thoại, hồn Trương Ba đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: Cái Gái chưa về hà óng? hồn Trương Ba thẫn thờ trả lời: “Chưa” Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng. Hồn Trương Ba không giấu sự ngạc nhiên nói: Ôm nặng? Vậy mà tôi không biết. Hai lời thoại đầu chỉ mang tính giao tiếp thông thường chẳng một dấu hiệu gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ lời thoại thứ ba: Ỏng bây giờ còn biết đến ai nữa cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khô thằng bé ngoan là thế… Cái thân tôi thì sao trời lại không bát đi cho rành đã là sự thay đổi hoàn toàn cảm xúc của cái hờn trách, giận dỗi và cả chua sót của cái tủi thân tủi phận mà bất lực. Không để vợ nói tiếp nữa, hồn Trương Ba cắt ngang: Sao bà lại nói thế. Nghe chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: Tôi nói thật đấy… Ông Trương Ba ạ, tói đã nghĩ kĩ… Có lẽ tôi phái đi. Hồn Trương Ba hỏi lại: Đì đâu? Người vợ tiếp tục nói thực lòng với bao hờn dỗi: Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn… đi biệt để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt… Còn hơn là thế này? Nghe vợ nói, hồn Trương Ba chì còn biết kêu gào: Bà! Sao lại đến nông nỗi này?. Vợ: Chi tại bây giờ… ông đâu cỏn là ông Trương Ba nữa… Thang Cả đã quyết định bán khu vườn đê có tiền mờ thêm von liếng cửa hàng thịt. Hồn Trương Ba quá ngạc nhiên nói: Thật sao? Không được! Nghe chồng phản đối bà vợ: Ỏng báo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ống sẽ đành ưng chịu như vậy. Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng, giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu càm thán và các từ rưng rưng… khóc… diễn tả đầy đủ sự buồn bã, bất lực. Trong cuộc đối thoại với vợ Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn, câu hỏi liên tiếp cùng với đó là các câu cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt, ngỡ ngàng tê xót của ông. Cuối đoạn hội thoại với vợ tiếng gọi “Bà!” nấc lên uất nghẹn bởi đó là sự bất lực, đau khổ nghẹn ngào không thể thốt ra thành lời. Ket thúc đợt thoại này hồn Trương Ba chỉ còn biết ngồi xuống tay ôm đầu.

Khi hồn Trương Ba ngẩng lên thì thấy Gái đứng trước mặt, hồn Trương Ba kêu đứa cháu như là cầu cứu: “Gái, cháu!” Đó đã không còn chì là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một trái tim được phát ra từ miệng khát khao có một điểm tựa, sự đồng cảm cầu cứu. Có lẽ lúc ấy Trương Ba những tưởng đứa cháu gái bé bỏng sẽ xà vào lòng thì trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội: Nó lùi lại nói. đã tạo nên một khoảng cách không chi về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữa ông và cháu sau đó lại nói: Tói không phủi là cháu cua ông. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng tạt thẳng vào mặt hồn Trương Ba. Nhưng hồn Trương Ba vần giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giải thích, khẳng định: Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông nội tôi hiện về được sẽ bóp cô ông. Hồn Trương Ba vẫn cố ra sức thuyết phục bang những chứng cứ mặc cho sự đe dọa từ đứa cháu gái: Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây coi ngoài vườn… chì có ông nội cháu mới biết quý cây như thế, cố giải thích cho đứa cháu gái hiểu thì Trương Ba càng về sau giọng nói càng ngập ngừng; Những dấu ba chấm xuất hiện liên tục đã là sự ngập ngừng bế tắc không giải thích được. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân. Chính vì quá yêu thương, tôn thờ thì giờ đây nó không thể chấp nhận, cũng không thể nào mở lòng mình đón nhận con người trước mặt mình cái con người có bàn tay giết lợn. bàn chân to bằng như cái xẻng đã khiến cho cái Gái không buông tha, tiếp tục kể tội gãy tiệt cái chồi non, giẫm lên nát cả cây sâm quỷ mới ươm trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biên thành sự kết tội. ruồng bỏ xua đuổi người thân yêu: Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tê, cút đi!.

Như vậy cái Gái là người yêu thương gan bó với ông hết mực. Ông chết, đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm cùa ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội. Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng. Chối bỏ, xua đuối hồn Trương Ba. Những dấu chấm than liên tiếp với giọt nước mắt vừa khóc vừa chạy phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ vốn tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác đã khiến hồn Trương Ba run rẩy, tự nhìn lại minh một lần nữa. Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau sâu thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thìa bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.
Chị con dâu ở trong nhà bước ra nghe thấy những lời cuối cùng của Gái. Một mặt chị gọi theo con gái: Gái, quay lại đây, Gái. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Một mặt chị quay sang nói với hồn Trương Ba: Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Chi tại nó nghĩ thầy không phài là ông nội nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe (rưng rưng) khổ thân thầy. Hồn Trương Ba cảm thấy ấm lòng: Đến lúc này, cả nhà chỉ một mình con vẫn thương thầy như xưa. Người con dâu khắng định thêm: Hơn xưa nữa… Nhưng thầy ơi con sợ lam… Moi ngày thầy một đoi khác dần… Có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… Làm sao giữ được thầy trở lại hiền hậu vui vè tốt lành như thầy cùa chúng con xưa kia? Hồn Trương Ba lại thất vọng buồn rầu nói: Giờ thì con cũng…? Người con dâu vội chữa lại nói: Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải. Không ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì đi đi, cho ta được ngồi yên một lát.
Trương Ba như được an ủi phần nào. bởi nhận ra cái Gái rất thương ông, ông nghĩ cô con dâu sẽ là điểm tựa để sẻ chia tâm sự. Nhưng trước những lời nói vừa yêu thương, vừa thẳng thắn của cô con dâu Trương Ba lặng ngắt như đá tảng đau khổ đến cùng cực đầy sợ hãi. cỏ lẽ lúc ấy Trương Ba giống như người đứng trước một cái vực thẳm sâu hoắm khoác khoải cần một ai đó níu giữ nhưng kết quả vẫn là sự bế tắc đi vào vô vọng.

Tất cả những người ẩy: Người thì chua xót dằn dỗi, tủi thân (vợ), người thì tức tưởi xua đuổi (cháu); Người thì lại thấu hiểu sẻ chia (con dâu) nhưng họ nhận ra và đau khổ trước sự thay đổi của Trương Ba. Tuy yêu quý, muốn níu giữ Trương Ba xưa tìm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh nhưng trớ trêu thay đều bất lực. Đó là bi kịch của hồn Trương Ba càng bị đẩy lên tới điểm đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hai mảnh hồn, người bất nhất của chồng, cha, ông mình. Không còn gia đình nền tảng của một sự bấu víu hi vọng vào mặt đất không có ý nghĩa và dường như cũng chẳng còn tồn tại. Trương Ba hiểu mình đã mất tất cả rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc. Đó là bi kịch trong bi kịch!

Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đổi thoại của Trương Ba với những người thân là một hữu ý bởi người con trai của Trương Ba đã bị tha hóa nên có lẽ cái tình yêu dành cho Trương Ba ít nhiều cũng tha hóa. Các cuộc đối thoại với vợ, con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. Ông hiểu tất những gì mình đã, đang gây ra và có lẽ nếu tồn tại tiếp tục bi kịch ây sẽ còn tiêp diên và theo chiêu hướng tiêu cực hơn nữa. Trương Ba sông làm gì khi mà điều hồn còn sống là để mang lại hạnh phúc cho người thân hoàn toàn trái ngược lại, vô nghĩa lí.
Những câu hỏi liên tiếp lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?… Chẳng còn cách nào khác đó thật sự là cuộc xoáy dữ dội đang giằng xé, cuộn xoáy trong lòng Trương Ba để rồi dẫn đến một quyết định từ bỏ thân xác như một mong muốn được giải thoát không chỉ cho mình mà cả người thân. Hồn Trương Ba dứt khoát thắp nhang khấn mời tiên Đê Thích để từ giã sự sống ấy.

Cách lựa chọn cách sống, một cách phục sinh tâm hồn như đã mờ, tan biến dần ấy mở ra cho Trương Ba những thử thách mới, lựa chọn mới trong cuộc đối thoại với Đe Thích. Nhưng đó chính là cách Lưu Quang Vũ tô đậm lên được vẻ đẹp nhân cách vẫn còn sáng ngời trong mảnh hồn tưởng như đã mờ nhạt ấy. Để rồi Trương Ba đã sống đúng phần người theo nghĩa viết hoa của nó.

Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muôn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiên. Thứ hai, lây cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

Leave a comment