Phân tích đoạn mở đầu bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

0

Đề bài: Phân tích đoạn mở đầu bài thơ Bên kia sông Đuống, nêu rõ cảm hứng về quê hương Kinh Bắc của Hoàng cầm:

“Em ơi buồn làm chi

Sao xót xa như rụng bàn tay”.

DÀN BÀI CHI TIẾT

Mở bài

Hồn thơ Hoàng cầm gắn chặt đến mức máu thịt với quê hương Kinh Bắc đã làm nên sắc điệu riêng cho cảm hứng về quê hương đất nước trong bài thơ Bên kia sông Đuống. Cảm hứng ấy được bộc lộ khá rõ ngay trong đoạn mở đầu bài thơ, khi người con của quê hương đứng ở “bên này” nhìn về “bên kia sông Đuống”:

“Em ơi buồn làm chỉ

Sao xót xa như rụng bàn tay.

II.    Thân bài

1.    Một cái nhìn toàn cảnh “bên kia sông Đuống” từ “bên này”

–    “Em ơi buồn làm chi”. Em là ai? Là một con người không xác định. Chỉ biết là một người cùng quê bên kia sông Đuống. Và trong thơ Hoàng cầm thì bao giờ “em” cũng là một cô gái Kinh Bắc của ngày xưa ở đoạn kết, cô gái ấy đã hiện ra với hình ảnh ấy:

Bao giờ về bên kia sông Đuống Ta lại tìm em Em mặc yểm thắm Em thắt lụa hồng…

 

Nhà thơ cần một cô gái như thế để bày tỏ tâm tình dào dạt của mình, nhất là đối với quê hương Kinh Bắc đẹp một cách cổ kính.

–    Ở đây cái nhìn toàn cảnh, không chỉ toàn cảnh không gian mà cả toàn cảnh thời gian nữa. Vì thế:

Sông Đuống trồi đi ,Một dòng lấp lánh.

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Leave a comment