Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn góp phần quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm

0

Vì sao Nguyễn Trung Thành lại đặt tên cho câu chuyện về làng Xô Man (Tây Nguyên) đánh Mĩ là Rừng xà nu?

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn góp phần quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm.

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mành đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Nếu trong kháng chiến chông Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiêng cùng Đất nước đứng lên; thì trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn Rừng xà nu. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại.

Với tiêu đề vừa lạ vừa quen, Rừng xà nu dường như đã bao chứa được cả cái thi vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, cái nồng nàn linh diệu thanh âm cuộc sống. Với một nhà văn, nhât lại là nhà văn có tài, việc đặt tên cho tác phẩm – đứa con tinh thần của mình là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi ở đó nó dồn chứa tình cảm, cảm xúc của nhà văn, ở đó nó ghi dấu linh hồn tác phẩm. Nói như thế để thấy rằng trong ba thanh âm khỏe khoắn rất giản dị Rừng xù nu kia hoàn toàn chẳng phải là ngẫu nhiên hay vô tình của tác giả.

Với ý định ban đầu viết về đồng bằng nhưng do mối duyên kì ngộ gắn bó sâu nặng với Tây Nguyên, do sức ám ảnh nghệ thuật về mảnh đất hoang dại đầy bí ẩn rất đỗi thân thương ấm áp nên khi tâm hồn tác giả bật dậy hình tượng xà nu thì tác phẩm đã ra đời. Câu chuyện về làng Xô Man đánh Mĩ, về những tấm gương cuộc đời sáng đẹp rạng ngời được ánh lên từ bức tranh xà nu với vẻ đẹp mơ màng, với sức sống mãnh liệt. Tác phẩm nếu đặt tên Làng Xô Man hay lây tên nhân vật chính “Tnú” thì có thể cụ thể hơn. rõ nét hơn nhưng nó sẽ mất đi sự khái quát, sức gợi mở – điều cốt yếu với một tác phẩm văn học. Vì thế với cách đặt tên Rừng xà nu không chỉ cảm nhận tâm hồn, tình cảm tác giả, mà hơn cả nó còn bao chứa toàn bộ vẻ đẹp tác phẩm, vẻ đẹp của một thế giới sinh động ngân vang nồng căng sự sống.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm, là mạch sống mạch hồn tác phẩm. Trước hết ta bắt gặp đó là vẻ đẹp rất thực, rất động của núi rừng Tây Nguyên hiển hiện qua những dáng cây xà nu kiêu dũng, qua những mầm sống căng ngọt nồng nàn, khúc tráng ca vê sức sống bất diệt được mở ra trong một âm điệu đều đều, chậm rãi mà không kém phần gay gắt, kiên cường: làng ở trong tầm đại bác cùa đồn giặc. Thế đứng kia dường như là sự định sần, hai hình ảnh đối chiếu cũng dự định sẵn, hai hình ảnh đối chiếu cùng như thách thức nói lên cái đau thương cái mất mát vẫn xảy ra trên đất này và để bật lên một điều rằng không phải vô tình mà nhà văn điểm qua hầu hết những thời khắc tàn phá của quân địch, chúng liên tiêp bắn phá coi đó như một cái lệ cần làm, phải làm. Qua từng câu văn hình ảnh sừng sững của làng trong tầm đại bác cứ dần mà đi, mà hiền hiện thay thế bằng ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Xà nu đã tiếp thêm sự sống cho dân làng (cùng với con nước lớn) bằng cách hứng mưa bom đỡ đạn về mình. Một sự vô tình mà hữu ý của tạo hóa chăng? Cây sinh ra là để che chở cho con người. Và một điều không tránh khỏi là cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương, nhưng cái làm nên một rừng xà nu không phải là ở đó. ngay trong cái chêt cây vẫn kiêu dũng vẻ đẹp của mình, đô ào ào như một trận bão. Câu văn không hê chìm xuông mà như thăng hoa kết tụ trong một vẻ đẹp đến sững sờ ở chỗ vết thương nhựa ủa ra tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nang hè gay gắt. Sự sống lấn át cái chết và bút lực của nhà văn cũng chạy đua vẻ đẹp đầy chất thơ của xà nu, một vẻ đẹp hùng tráng man dại đẫm tô chât núi rừng.

Đặc biệt gây ấn tượng về sức sống bất diệt cùa cây khi tác giả nhấn đi nhấn lại ý văn trong rừng ít có loại cá) sinh sôi nảy nở khoe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thang lên bầu trời, chúng lao lên đê đón nhận ánh sáng và kì diệu làm sao thứ ánh năng ây như chỉ đê dành riêng cho loài cây bât diệt này lừng luồng lớn thắng táp, long lánh vô số hạt bụi vàng từ nhụa cây bay ra, thơm mỡ màng. Câu văn như có cánh đầm chất thơ tràn đầy chất nhạc và nõn nà tươi mới hình ảnh, hương vị, đưa ta đến với vẻ đẹp sống động rất đỗi nên thơ, tráng lệ cùa cây núi hương rừng. Hiện hữu trong tác phẩm xà nu là hình tượng bất khuất đạn đại bác không giết nôi chúng cây vần vươn mình lớn dậy ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng… In dấu trong toàn bộ tác phàm khắc tạc về một đồi xà nu cạnh con nước lớn. như dồn tụ biết bao yêu thương trân trọng. Nó trở thành tâm điểm nhìn, điểm gọi, thức dậy những vô hình bao la. Xà nu đẹp ở dáng vẻ kiêu hãnh, ở tố chất núi rừng và hon cả vẻ đẹp ấy không đơn độc xa lạ mà quấn quyện với cuộc sống con người. Vì thế tìm đến hình tượng xà nu, ta tìm đến một con người hiện hữu, tìm đến một tâm hồn ấm áp chân thành, cái hay cũng chính là nét ẩn dụ, nét biểu tượng cho vẻ đẹp con người.

Trong sự tiếp nổi bất diệt, hình tượng làng Xô Man đã được hiện lên, cây và người chiếu ứng tỏa sáng làm đẹp lẫn nhau. Neu như cây đã phải chịu bao đau thương thì dân làng Xô Man cũng đã nếm trải biết bao mất mát. Trên mảnh đất này đã có biết bao người ngã xuống, máu của đồng bào Xô Man, máu của Đảng, của cách mạng đã thấm quyện, lửa đã cháy trên mười ngón tay Tnú, những đau thương mất mát chất chồng đã khiến nhũng vết thẹo trong lòng người không lên da non được,… Nhưng trước bao nhiêu thương đau dân làng vẫn không gục ngã như cây xà nu, không sức mạnh nào có thể tiêu diệt nổi. Người dân Xô Man là hình ảnh kiên định như thách thức với bão tổ cuộc đời, với dòng chảy thời gian. Cụ Met là biểu tượng cho sức quật khởi của một truyền thống lịch sử hào hùng đúng như hồi ức của chính tác giả: óng là cội nguồn, là Tây Nguyên cùa thời đất nước đứng lén còn trường tồn đến hôm nay, ông như lịch sừ bao trùm nhưng không che lấp đi sự nối tiếp mãnh liệt ngày càng mãnh liệt hơn. tự giác hơn cùa các thế hệ sau. Trong vè đẹp quắc thước của cụ, ta gặp lại sức mạnh núi rìmg âm vang, hào hùng. Đó là nét kiêu dũng của bộ ngực căng như một cây xà nu lớn, là nét từng trải của đôi bàn tay sần sùi như vỏ cây xà nu, là âm thanh quen thuộc dội vang trong lồng ngực… Mỗi lời dặn dò kinh nghiệm của cụ lại là một bài học. một sự khẳng định về sức mạnh, vẻ đẹp con người Xô Man: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Và quả thật đi suốt chiều dài tác phẩm ta luôn thấy ấm nóng hơi thở truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là sự trưởng thành của Tnú, của Dít, là chú bé liên lạc Heng với vẻ đẹp hồn nhiên, khỏe khoắn…

Làng Xô Man theo cách mạng, thế hệ này ngã xuống lại có thế hệ khác lớn lên như sức sống mãnh liệt của hình tượng xà nu kiên định. Trong Dít ta bắt gặp vẻ đẹp vững chãi, vẻ đẹp của sự bất khuất. Nguyễn Trung Thành không dùng nhiều lời ca ngợi, chỉ trong vài chi tiết khắc họa về tuổi thơ của Dít nhưng ta thấy hiện lên cả một nghị lực phi thường. Đứng trước sự tra tấn bạo lực của kẻ thù, cô bé Dít có khóc nhưng ở đó nó ẩn chứa tiếng thét đầy căm hờn. Viên đạn nổ, thân hình mảnh dẻ của em lại quật lên rất tội nghiệp đáng thương. Nhưng đôi mắt, đặc biệt là đôi măt ghi dấu trong ta một sự ngạc nhiên đến khâm phục – nó vẫn nhìn bọn giặc bình thân lạ lùng. Dít là biểu tượng của xà nu mà không tội ác nào tiêu diệt nổi. Hơn cả, Dít còn là hiện thân của những gì cao đẹp, trong Dít có Mai của ngày xưa, Mai của một thời trong trẻo say mê lãng mạn, trong Dít có Dít của hôm nay đầy kiên định vững vàng. Dít, Heng lớn lên như cây xà nu lớn thẳng lao mạnh lên bầu trời.
Hình tượng xà nu bao trùm ẩn hiện trong tác phẩm, nó như sự âm ỉ mà bừng sống mãnh liệt của dân làng Xô Man. Xà nu dũng mãnh chở che sự sống dân làng, xà nu quấn quyện nồng nàn với những tâm hồn thơ trẻ mặt mày lem luốc khói xà nu, xà nu dẫn đường chỉ lối đi tìm cách mạng làm cách mạng… Mỗi con người Xô Man là một mảnh hồn riêng khắc tạc nên vẻ đẹp kiêu dũng xà nu. Con người Xô Man cũng lớn dậy cùng sức sống bất diệt của thiên nhiên hoang dại. Sức sống ấy khi là của cụ Met gân guốc sâu sắc trước cuộc đời. khi là anh Tnú, là Mai, là biết bao những tấm lòng đã anh dũng hi sinh cho mảnh đất quê hương… là tiêu biểu và sống động. Sinh ra và lớn lên trong sự chờ che đùm bọc của dân làng, Tnú mang thân phận mồ côi khổ nghèo cơ cực. Đời anh khổ nhưng bụng anh sạch trong như nước suối làng, tâm hồn anh gắn bó quyện hòa với từng mảnh đất từng con người quê hương. Sớm được giác ngộ cách mạng, Tnú đã theo chân buôn làng hòa mình vào con đường của Đảng, tiếp nối những bước chân anh Quyết đã đi. Tnú sống chân thành, trung thực, trung thực với chính mình. Có cái gì như ngộ nghĩnh trong chi tiết anh lấy đá đập vào đầu mình đế nhét chữ nhưng ở đó là cả một vẻ đẹp anh hùng gan góc về sau. Giống như cây xà nu vươn lên trong đau thương mất mát, những ngày đi theo cách mạng chịu biết bao kìm kẹp tù đày, tái tê nỗi mất vợ mất con và những di tích dã man trên lung dọc ngang vết đâm chém của kẻ thù. Nhưng tất cả không gì có thể quật ngã được anh. Sức sống bất diệt ấy như sự thách thức đầy kiêu bạo trước kẻ thù. Ta nhớ mãi bàn tay Tnú. bàn tay gắn với tính cách mạng, với cuộc đời chiến công của anh. Đó là bàn tay trung thực cầm phấn tập viết, cầm đá đập vào đầu mình, bàn tay ghi dấu những thưong tích về tội ác kẻ thù, bàn tay quật khởi…
Mười ngón tay bị đốt đã trở thành mười ngọn đuốc châm bùng lên ngọn lừa nổi dậy căm thù trong đòi mắt mở to trừng trừng quyết liệt. Ta thấy ánh lên cái dữ dội, cái man dại, lửa đuốc xà nu không có gì có thể dập tắt được khi mồi ngón tay chỉ còn hai đốt thì ngọn lửa cãm thù càng thôi thúc, nhắc nhở anh những thương đau uất nghẹn để bùng lên sức mạnh trả thù. Và đôi bàn tay Tnú đã trực tiếp bóp chết kẻ thù, tiêu diệt nhũng thằng Dục, những con người bẩn thỉu tàn ác. Sức mạnh man dại xà nu phải chăng đã dồn chứa trong đôi bàn tay ẩy, bàn tay biểu tượng của sự sống của chiến đấu, trở thành niềm tự hào chân chính của dân làng Xô Man. Nhưng cũng trong đôi tay ấy không chỉ là vẻ đẹp, là sức mạnh quật khởi hào hùng mà ở đó còn là quy luật cùa một chân lí muôn đời muôn thuở: khi kẻ thù đã cầm súng, thì mình phải cầm giáo.

Vâng! Lửa xà nu, lừa sẽ là bạn. là tình nếu ta biết thuần phục mà sừ dụng. Nhưng cũng ngọn lửa ấy thôi, lửa của xà nu thân thiết, sẽ trở thành kẻ thù của ta, trở thành vật đốt muời đầu ngón tay Tnú. Câu nói trầm hùng vang vọng trong tác phẩm được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc: nhó’ không Tnú, mày cũng không cứu được vợ con mày vù dân làng Xô Man cũng không cứu được vợ con Tnủ. Bởi vì tất cà chi có hai bàn tay không. Mặc dù trong đầu họ có lí tưởng, trong tim họ có dòng máu mạnh mẽ của núi rừng nhưng họ vẫn không cứu được những người thân yêu của mình. Nhấn mạnh một điều như thế để đi tới một chân lí hai bàn tay phải biết mài gươm mài giáo, biết cầm mác cầm súng tiêu diệt kẻ thù. Và quả thật khi ta đã đứng lên rừng núi đã vươn dậy thì giặc phải bỏ xác trên đất này, quanh đống lửa nhà đã ghi dấu ấn sự nhục nhã của chúng.

Rừng xù nu là vẻ đẹp bất diệt của sự sống không bao giờ tàn lụi. Câu chuyện tái hiện một thiên nhiên hoang dã với những cuộc đời sổ phận hào hùng, bất khuất, cũng chính là tái hiện một hiện thực cách mạng miền Nam từ những ngày đen tối đến những ngày Đồng khởi. Hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng sự thách thức như thêm phần kiêu bạc bởi hơn bổn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô sổ những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khôi mặt đẩt nhọn hoắt như những mũi lê.

Viết về đề tài miền núi nếu như Lan Khai, Thế Lữ tìm đến những câu chuyện đường rừng hoang vu, bí ẩn đầy tính chất ma quái rùng rợn, hay Tô Hoài theo mạch chảy văn học truyền thống đi sâu vào những cuộc đời những thản phận đau thương nô lệ… thì Nguyễn Trung Thành đã tìm cho mình một hình tượng hoàn toàn mới mẻ đầy sức khám phá sáng tạo: “hình tượng xà nu”. Nhà văn đã tìm đến cái hào hùng mãnh liệt của sức sổng con người, sức sổng dân tộc, sức sống thời đại.
Hình tượng xà nu không chỉ là sự tiêu biểu độc đáo đầy chất mới mẻ so với các tác phâm viết về những vùng hoang vu của Tổ quốc mà ngay với các sáng tác cùng thời viết vê đê tài chiến tranh với vè đẹp con người mãnh liệt cũng luôn thể hiện là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc. Bởi nếu như Nguyễn Thi trong Những đứa con cùa gia đình tìm đến hình tượng dòng sông, dòng sông của truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc và trăm sông đổ về một biên sẽ làm nên bức tranh đất nước hào hùng, cao đẹp. Nhưng với biểu tượng này, nhà văn chỉ cho ta thấy sức lắng đọng của sự đúc kết, sự đào sâu suy nghĩ mà không gợi được nét mới mè. sáng tạo. Hay Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đi vào tìm kiếm hạt ngọc long lanh ẩn giấu trong tâm hồn con người đã dẫn ta đến với hình tượng ánh trăng trong ngần huyền diệu và sợi chỉ xanh óng ánh trong hồn người, ở đây nhà văn đã thể hiện một thế giới tâm hồn đầy lãng mạn trong những ánh sắc trẻ trung, ngát thơm sự sống. Thế giới hình tượng có nhiều sáng tạo rất đỗi ấn tượng độc đáo nhưng đặt trong không khí những tháng ngày bom lừa đầy đau thương mất mát. hình tượng ấy có cái gì như xa lạ, lạc lõng. Nó là cái đẹp độc đáo mà thiếu sự khái quát, tinh tế mà khó tìm ra sự đồng điệu… Với hình tượng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã đem đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu mà vẫn hòa hợp đồng điệu trong cái nhìn thời đại. Hình tượng vẫn gần gũi quen thuộc trong cảm quan cách mạng lành mạnh tươi sáng. Qua hình tượng Rừng xà mi cũng là biểu tượng cho những con người những cuộc đời dân làng Xô Man anh dũng kiên cường tác phẩm đã sáng tỏa một chủ đề tư tưởng rất khỏe khoan, rat thời đại; ca ngợi sức sống bất diệt của con người, đồng thời chỉ ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam khi kẻ thù cầm súng thì mình phải cầm giáo.

Câu chuyện về một Tây Nguyên xa xôi trong nỗi ám ảnh của Nguyễn Trung Thành đã dẫn ta đến một thế giới của một mành đất tuy đau thương mà ngát thơm căng trào sự sống. Hình tượng xà nu vừa mang được cái man dại mãnh liệt của vẻ đẹp thiên nhiên vừa mang nét linh diệu, ấm áp hào hùng của hơi thờ cuộc đời. vẻ đẹp tác phẩm được kết tụ trong những ánh sắc núi rừng hấp dẫn và thăng hoa trong ý nghĩa biểu tượng rất chân thực, rất cao đẹp. Xúc cảm thiêng liêng, tình yêu thắm đượm nồng hậu đã dồn tụ trong một hình ảnh kì vĩ. trong một hình tượng căng trào sự sống. Rừng xà nu xứng đáng được coi là biểu tượng cho những gì bất diệt hào hùng của nhân dân của dân tộc, của thời đại, là mạch nguồn truyền thống Việt Nam.

Leave a comment