Phân tích mối quan hệ kế thừa phát triển giữa Kẻ sĩ hiện đại và người Nho sĩ truyền thống

0

Đề bài: Tìm hiểu mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống

Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục giữa các thế hệ, các giai đoạn theo quy luật kế thừa – phát triển. Từ hình thái nhà nước phong kiến đến hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động phát triển không ngừng và luôn luôn thay đổi về chất. Tuy nhiên, có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được trân trọng giữ gìn. Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng trầm. Điểu này có nghĩa kẻ sĩ – trí thức là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hóa, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần thiết, giúp các – “kẻ sĩ hiện đại” – có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của mình.

“Nho sĩ truyền thống” và “kẻ sĩ hiện đại” được dùng để chỉ đối tượng trí thức trong xã hội ở những thời đại lịch sử khác nhau. “Nho sĩ” là cách gọi tầng lớp trí thức sống trong chê độ phong kiến, chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Mọi giá trị làm nên bản sắc của Nho sĩ được gói trọn trong ba khái niệm : tu thân, xử thế và chữ nhân. “Kẻ sĩ hiện đại” là tầng lớp trí thức của xã hội Việt Nam thời hiện đại.

Các nhà Nho ngày xưa đề cao đạo hiếu. Trên thì trung với vua, dưới thì hiếu với cha mẹ. Nguyễn Đình Chiểu ra kinh ứng thí, trước ngày thi thì nhận được tin mẹ mất, đã bỏ thi quay về chịu tang. Dọc đường, do thương khóc mẹ quá nhiều nên bị mù cả hai mắt. Nhà Nho cũng rất có trách nhiệm với gia đình, thương yêu, lo lắng cho vợ con. Khi không làm gì giúp ích được cho vợ con thì buồn bực, day dứt và tự trách mình: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không… (Thương vợ – Tú xương). Nhà Nho coi trọng tình bạn gắn bó, tri âm tri kỉ. Giai thoại về chàng Dương Lễ để vợ đi nuôi bạn là Lưu Bình, tạo điều kiện cho bạn mình học hành, đỗ đạt còn lưu truyền đến tận ngày nay. Bài thơ Khóc Dương Khuê của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến thể hiện tình bạn sâu sắc và cảm động:

Leave a comment