Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt.

0

YÊU CẦU Trên cơ sở nắm chắc truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao (cốt truyện, giá trị tư tưởng…), biết cách chọn lọc các chi tiết, có năng lực khái quát… để làm sáng tỏ những đặc sắc nghệ, thuật của tác giả trong truyện ngắn này. Cụ thể, ít nhất cần nêu được hai thành công cơ bản:

–    Nghệ thuật xây dựng nhân vật có giá trị điển hình (nhân vật Hoàng),

–     Nghệ thuật kể chuyện biến hóa linh hoạt, hết sức tự nhiên.

Tuy đề bài chỉ yêu cầu “phân tích những đặc sắc nghệ thuật”, nhưng suy cho cùng, để làm được việc này cần phải thấy rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm, phải phân tích cho được những thành công về phương diện nghệ thuật đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa nội dung từ tưởng ấy.

BÀI LÀM

Trước Cách mạng, Nam Cao được coi là cây bút tiêu biểu, kết tinh những thành tựu của trào lưu văn học hiện thực ở giai đoạn cuối (1940 – 1945). Sau Cách mạng, với truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao trở thành một trong những gương mặt xuất sắc nhất của nền văn học mới những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Đôi mắt được sáng tác vào năm 1948. Lúc đầu nó có tên là Tiên sư thằng Tào Tháo, nhưng sau, Nam Cao đã đặt cho nó một cái tên khác “giản dị và đúng đắn: Đôi mắt” điều này đã được chính nhà văn ghi lại trong Nhật kí ở rừng. Như vậy, tác giả đã có sự lựa chọn cân nhắc kĩ lưỡng để đặt nhan đề cho tác phẩm, nhằm qua nhan dề làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này. Theo nhà văn Tô Hoài, có thể coi “Đôi mắt” là một “tuyên ngôn nghệ thuật” hết sức nghiêm túc vồ cách nhìn đời, nhìn người (nhất là nhìn người nông dân) của giới trí thức văn nghệ sĩ. Nội dung sâu sắc nêu trên đã được Nam Cao thể hiện bằng nghệ thuật viết văn bậc thầy. “Đôi mắt” vừa phát huy được sở trường của nhà văn trong những sáng tác trước cách mạng, vừa ít nhiều có sự cách tân mới mẻ, hấp dẫn người đọc.

Đọc truyện Đôi mắt, chúng ta không thể quên được nhân vật Hoàng và “đôi mắt” nhìn đời, nhìn người của anh ta. Về phương diện nghệ thuật..Hoàng sống động không kém gì những nhân vật Chí Phèo, hay Bá Kiến của Nam Cao trước Cách mạng, mặc dù đây thực chất là nhân vật – tư tưởng, nhân vật – vấn đề như trong lí luận văn học thường gọi.

Leave a comment