Review sách 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21
21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21
Tác giả: Yuval Noah Harari
Giới thiểu sách:
“Làm thế nào để bạn có thể sống trong một kỷ nguyên đầy hoang mang, khi những đại tự sự cũ đã sụp đổ, và không có đại tự sự mới nào xuất hiện để thay thế ? ”- câu trả lời cuối cùng là tất cả chúng ta nên đi tìm trong truyền thống Phật giáo như Harari đang làm. “Đó là cách duy nhất để chúng ta biết về tâm trí của chúng ta” ông nói.
Review sách:
Sau khi đi từ quá khứ với ” Sapiens ” , đi đến tương lai với ” Homo DEUS ” Cuốn sách 21 BÀI HỌC CHO THẾ KỈ 21 đã mang đến cái nhìn vào ngay những vấn đề hiện tại cũng như những thách thức trong tương lai gần đối với loài người
ROBOT SẼ MÃI MÃI LÀ TAY SAI CHO CON NGƯỜI
Từ khóa ở đây chính là “tư duy”. Robot sẽ không bao giờ có tư duy, ham muốn thống trị, mà chúng sẽ mãi chỉ là những kẻ thực thi mệnh lệnh (ở đây là mã nguồn) do một con người nào đó lập ra. Còn con người có tư duy. Một binh đoàn robot sẽ không có ý thức MUỐN thống trị. Việc chúng tàn sát (nếu xảy ra) sẽ dừng lại ngay nếu như chúng đã giết hết mục tiêu. Chứ, bọn chúng sẽ không có ham muốn được làm bá chủ. Mà dục vọng đó chỉ là của con người thôi.
Tác giả có dẫn chứng về Vụ thảm sát Mỹ Lai (do binh đoàn lính Mỹ thực hiện) và cuộc thảm sát của lực lượng người Serb ở Bosnia. Một sự kiện không hề tuân theo chiến thuật nào, mà bột phát do nỗi sợ hãi kết hợp với sự dã man của lính Mỹ, và một là một chiến dịch có tính toán kỹ càng. Hai cuộc thảm sát do người và máy thực hiện. Nhưng cuộc thảm sát Mỹ Lai có thể đã không xảy ra nếu như binh lính là những con robot và Mỹ Lai không nằm trong lập trình. Cuộc thảm sát ở Serb ở Bosnia (nhằm thanh lọc sắc tộc) có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu như binh lính là những con robot. Bởi robot sẽ không chùn bước trước trẻ con, người già…Nhưng xét cho cùng, chúng cũng vẫn sẽ chỉ là tay sai.
CON NGƯỜI ( CÓ THỂ ) SẼ LÀ NÔ LỆ CHO CÔNG NGHỆ – AI THÌ KHÁC SO VỚI ROBOT NHÉ !!!
Sẽ có lúc A.I hiểu chúng ta hơn bản thân ta hiểu mình.
Sẽ có lúc chúng ta buồn, chiếc máy tính hay điện thoại sẽ cho luôn 1 playlist nhạc buồn/vui tùy theo tính cách của chúng ta (vốn đã được nó thu thập dữ liệu từ trước qua việc đo xúc cảm khi thấy các ảnh/video hiện lên)
Sẽ có lúc chúng ta phải hỏi A.I rằng hôm nay tôi nên ăn gì, mặc gì, nên xem phim gì, nghe nhạc gì…và đi theo những gợi ý mà A.I sắp sẵn, dựa vào những thông tin ta đã vo tình/cố tình cung cấp trong suốt cả một quãng thời gian dài.
Sau đây là 1 số bài học hay đáng để suy ngẫm của cuốn sách
Bài học số 2 và 19: “KHI LỚN LÊN CÓ THỂ CON SẼ KHÔNG CÓ VIỆC LÀM ”.
Công nghệ robot, học máy, cùng sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) đang đe dọa lấy đi công việc của rất nhiều ngành nghề từ sản xuất sữa chua đến dạy chơi cờ, sáng tác nhạc. Ở Việt Nam thì có lẽ quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn, nếu bạn đã là phụ huynh khi đọc cuốn này sẽ có một cách nhìn khác về việc dạy bảo con cái.
Trong kỷ nguyên số có quá nhiều thông tin, thay vì nhồi nhét dữ liệu, chúng ta cần khả năng hiểu được thông tin, kiểm chứng thông tin, chọn lọc những thông tin quan trọng và hữu dụng. Nên nhớ AlphaZero của Google chỉ cần 4 tiếng tự học chơi cờ để vô địch cờ vua, chúng ta không chạy đua được, chúng ta cần thích nghi, “thay đổi” là hằng số duy nhất.
Bên cạnh đó ta nên giảm bớt các kĩ năng kĩ thuật và nhấn mạnh vào các kĩ năng sống đa mục đích 4C (critical thinking, communication collaboration, creativity), rèn luyện khả năng đối phó và thay đổi, học điều mới, duy trì cân bằng tâm lý trong các tình huống xa lạ.
Bài học số 7,8: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC – CHÚA PHỤNG SỰ QUỐC GIA
Đầu thập niên 1990 khi gói TỰ DO được “tân trang” lại, kì vọng xóa bỏ mọi ranh giới quốc gia thì giờ đây thời đại Trump đang đi ngược lại, người bỏ phiếu mất niềm tin vào toàn cầu hóa. Mỹ muốn “make American great again” như năm 1980 hay 1950, Anh tách khỏi EU muốn sự “cô lập huy hoàng” như thời nữ hoàng Victoria, Nga muốn về thời vinh quang của Sa hoàng.
Sang thế kỉ 21, tôn giáo không cầu được mưa, không chữa được bệnh, không làm ra bom, nhưng nó vẫn hiệu quả trong việc định hình trật tự xã hội, quyết định “chúng ta” là ai và ai là “họ”. Bởi vậy chỉ cần một chút tưởng tượng + tái diễn dịch, tôn giáo gần như luôn có thể kết đôi với các món đồ công nghệ mới nhất và các thể chế hiện đại phức tạp nhất. Công nghệ đỉnh cao kết hợp truyền bá tôn giáo đỉnh cao: Israel đưa Chúa trở lại, Trung Quốc củng cố Khổng giáo, Bắc Hàn truyền bá cho dân chúng hệ tư tưởng Juche, thần đạo Shinto như hòn đá tảng của bản sắc Nhật.
Đại dịch Covid-19 đang cho thấy các nước chuyên quyền sẽ dễ dàng xử lý thông tin và đối phó dịch bệnh hơn. Nước ta cũng một trong các nước có lợi thế về tập hợp thông tin, điều này giúp cho AI có thể phát triển tốt hơn nhờ học máy. Chính phủ cùng nhân dân ta đã làm rất tốt trước đại dịch, mình thấy hạnh phúc và tự hào là người Việt Nam.
Bài học số 15,17: NGU DỐT VÀ HẬU NGU DỐT
Homo Sapiens là loài duy nhất có thể nói về những thứ chưa từng nhìn thấy, chừa từng chạm hay nếm, chúng ta chinh phục trái đất nhờ khả năng sáng tạo và lan truyền những câu chuyện hư cấu. Tác giả đưa ra nhiều ví dụ về việc những tin fake đã tồn tại lâu như thế nào, ám ảnh nhất là cái chết của cậu bé Hugh vùng Lincoln, Matthew Paris bịa chuyện khiến 19 người do thái bị xử tử, tin đồn này đã tồn tại 700 năm chỉ đến năm 1955, nhà thờ lớn Lincoln mới bác bỏ câu chuyện vu vạ hiến tế đó.
Trách nhiệm của chúng ta là đầu tư thời gian và công sức vào việc phát hiện các thiên kiến và kiểm chứng nguồn thông tin của mình. Ta cần thời gian, ta cần thử nghiệm với những con đường không đích đến, khám phá các ngõ cụt, chừa chỗ cho sự nghi ngờ và nhàm chán, cho phép những hạt mầm thấu tỏ lớn lên và nở hoa. Nếu ta không được phép phung phí thời gian, ta sẽ không bao giờ tìm được sự thật.
Bài học số 20, 21: Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI ” THIỀN “
Chủ nghĩa tự do đã chối bỏ màn kịch vũ trụ, nhưng lại tạo ra màn kịch bên trong mỗi con người : vũ trụ không có cốt truyện, vì thế con người chúng ta phải tạo ra cốt truyện, tạo ra ý nghĩa của cuộc đời chúng ta. Đạo Phật từ hàng ngàn năm trước đã đi xa hơn chủ nghĩa tự do, phủ nhận không chỉ mọi màn kịch vũ trụ mà cả chính màn kịch bên trong do con người tạo nên nữa. Đạo Phật nói rằng vũ trụ không có ý nghĩa, và cảm xúc của con người cũng không mang ý nghĩa nào cả. Chúng chỉ là các rung động thoáng qua, xuất hiện và biến mất chẳng vì mục đích cụ thể.
Ta cần hiểu được mình, tâm trí mình và những khao khát của mình, hơn là cố thực hiện bất cứ ảo mộng nào xuất hiện trong đầu. Ta dành quá nhiều thời gian để xây đắp và đánh bóng một bản thể hoàn hảo trên mạng, rồi bị chính những sáng tạo của mình hấp dẫn và đánh đồng nó với sự thật về bản thân, quả thật vừa thú vị vừa kinh hoàng.
Ngoài ra còn nhiều thứ hay ho về tôn giáo, chính trị, thuyết âm mưu, thuật giả kim…giúp mình có nhiều góc nhìn mới mẻ về các giả định trong tương lai gần. Các bài học khác có lẽ phù hợp hơn với các chính trị gia và những chủ doanh nghiệp lớn.
Đoạn trích hay:
“Một lời nói dối nói ra một lần mãi là lời nói dối, nhưng một lời nói dối nói đi nói lại một ngàn lần sẽ trở thành sự thật.”
“Ta sống ra sao trong một thời đại của sự hoang mang, khi các câu chuyện cũ đã sụp đổ và chưa có câu chuyện mới nào xuất hiện để thay thế chúng?”
“Đạo đức không có nghĩa là ‘tuân theo các mệnh lệnh thiêng liêng’. Nó có nghĩa là ‘giảm bớt sự đau khổ’. Do đó, để hành động một cách đạo đức, bạn không cần phải tin vào bất kỳ huyền thoại hay câu chuyện nào. Bạn chỉ cần phát triển sự nghiên cứu về đau khổ. “
“Trong một thế giới bị bao phủ bởi những thông tin không liên quan, sự rõ ràng là sức mạnh.”
“Cần rất nhiều can đảm để chống lại những thành kiến và chế độ áp bức, nhưng cần phải có sự can đảm lớn hơn để thừa nhận sự thiếu hiểu biết và mạo hiểm vào những điều chưa biết.”
“Con người luôn giỏi hơn nhiều trong việc phát minh ra các công cụ hơn là sử dụng chúng một cách khôn ngoan.”
“Những tội ác lớn nhất trong lịch sử hiện đại không chỉ xuất phát từ lòng thù hận và lòng tham, mà thậm chí còn nhiều hơn từ sự thiếu hiểu biết và thờ ơ.”
Xem thêm:
Review sách Sapiens: Lược Sử Loài Người
Review sách Lược Sử Thời Gian