Review sách Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh
Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh
Tác giả: Hiromi Shinya
Về tác giả:
Hiromi Shinya- là một bác sĩ phẫu thuật người Nhật Bản sinh năm 1935.Ông là giáo sư lâm sàng về phẫu thuật của Trường Đại Học Y khoa Albert Einstein và là Trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York. Ông là bác sĩ nổi tiếng nhất của Nhật Bản, chuyên chữa trị cho thành viên trong hoàng gia Nhật Bản và các quan chức hàng đầu của chính phủ. Ở Hoa Kỳ ông cũng chữa trị cho nhiều tổng thống và những nhân vật nổi tiếng.
Ông được biết đến như bậc thầy tiên phong về các phương pháp nội soi mà nổi tiếng một trong số đó là phương pháp Shinya, có thể giúp loại bỏ những khối u bên trong đường ruột mà không cần phải tiến hành mổ như thông thường. Được biết đến với những lí thuyết về sức khỏe con người, những phương pháp sống lành mạnh để chống chọi với các loại bệnh, ông chính là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về lĩnh vực này.
Đối tượng đọc:
Sách phù hợp cho những ai quan tâm về sức khỏe và việc ăn uống. Tuy sách có nhiều kiến thức về y học nhưng cách diễn giải của bác sĩ thì lại rất dễ hiểu. Bất cứ ai dù già trẻ lớn bé đều nên đọc cuốn sách này, nhất là những bà nội trợ thường nấu ăn trong gia đình.
Sơ lược về sách:
Đại khái quyển sách cho biết về phương thức sống dựa trên cung cấp và duy trì lượng enzyme trong cơ thể, đặc biệt là loại enzyme mà bác sĩ gọi là enzyme diệu kỳ. Nói ngắn gọn, cơ thể chúng ta ở mỗi cơ quan điều có loại enzyme riêng, ở gan thì có enzyme phân giải độc, ở dạ dày thì có enzyme tiêu hóa, còn enzyme diệu kỳ mà bác sĩ nói là loại enzyme nguyên mẫu có thể biến đổi thành các loại enzyme chuyên biệt khi chúng bị thiếu hụt.
Bác sĩ cũng cho rằng enzyme tham gia vào các việc duy trì cơ thể khỏe mạnh cho cơ thể. Còn enzyme là còn sống, hết enzyme thì chết. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đưa ra các quan niệm sai lầm trong ăn uống và phương thức sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe.
Nội dung sách:
Bạn là những gì bạn nói, bạn là những gì bạn nghĩ và bạn cũng chính là những gì bạn ăn. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn biết thực phẩm bạn ăn vào có ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày cho bạn phương thức để có một sức khỏe thật tốt.
Về phương thức sống mà bác sĩ chỉ dẫn, nếu mà nói một cách khách quan thì hơi khó để “những người thích ăn” áp dụng. Nhưng nếu bạn có quyết tâm để bảo vệ sức khỏe của mình thì hoàn toàn có thể làm được.
Những thói quen sai lầm gây hao tổn enzyme và hại sức khỏe là:
– Uống sữa bò:
+ Casein, chiếm 80% số protein trong sữa bò, ngay khi vào dạ dày sẽ đông cứng lại nên rất khó để tiêu hóa.
+ Trong quá trình “đồng hóa sữa”, chất béo bị oxy hóa thành lipid peroxide phá vỡ cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột, gây hại đến cơ thể tương tự như các gốc tự do oxy hóa.
+ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa bò không chỉ gây nên bệnh dị ứng mà còn là nguyên nhân hình thành nên các bệnh nguy hiểm khác như bệnh máu trắng, tiểu đường,…
+ Sữa bò không hề giúp phòng tránh bệnh loãng xương mà còn làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Bởi khi uống sữa, nồng độ canxi trong máu tăng cao, cơ thể sẽ điều chỉnh lại cho như ban đầu, lượng canxi thừa sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu.
– Ăn sữa chua:
+ Cơ thể người trưởng thành không có nhiều enzyme phân giải lactose. Trong khi đó, sữa chua lại chứa nhiều lactose. Vì vậy khi ăn sữa chưa, lactose không được tiêu hóa, có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhẹ. Nhiều người lầm tưởng là bệnh táo bón được chữa nhờ công dụng sữa chua.
+ Thường xuyên ăn sữa chua cũng khiến đường ruột xấu đi, phân và xì hơi nặng mùi. Mùi hôi là do các chất độc đang sản sinh trong đường ruột.
– Ăn thịt:
+ Ăn nhiều thịt giúp trẻ lớn nhanh là đúng nhưng việc này đồng thời dẫn đến việc lão hóa nhanh.
+ Thịt gây tổn thương dạ dày vì thịt không có chất xơ và có quá nhiều chất béo cùng cholesterol -> thành dạ dày cứng, lượng phân ít đi. Để đào thải lượng phân ít này, ruột nhu động nhiều hơn, vì vậy đường ruột dày, to, cứng và ngắn hơn.
+ Hấp thụ lượng lớn protein tạo thành lớp mỡ dày quanh ruột -> áp lực bên trong ruột tăng lên -> tạo túi thừa trong ruột -> phân đóng khối sinh ra độc tố tạo ra polyp -> ung thư.
+ Cơ thể không thể hấp thụ lượng lớn protein mà ta ăn vào, chúng sẽ tích tụ lại và tạo chất độc trong đường ruột. Để giải lượng chất độc này, cơ thể phải tiêu thụ lượng lớn enzyme từ ruột và gan.
+ Heo, bò, gà có thân nhiệt lớn hơn người. Chất béo của chúng tiến vào cơ thể người có thân nhiệt thấp hơn sẽ bị đông cứng, làm đông máu dẫn đến máu đông tắc lại trong huyết quản gây hiện tượng “máu bẩn”.
– Uống trà xanh vì có catechine (chất chống oxy hóa):
+ Người thường uống nhiều trà như các bậc thầy về trà thường bị viêm teo dạ dày – tiền ung thư dạ dày.
+ Catechine tuy đúng là chất chống oxy hóa nhưng một lượng catechine kết hợp lại sẽ thành tannin, chất này dễ oxy hóa thành axit tannic. Axit này sẽ làm đông cứng protein, làm mỏng niêm mạc dạ dày, teo dạ dày.
Cách thay thế: Không nên uống trà thay nước, mỗi này tối đa chỉ uống 2-3 cốc nhỏ thôi. Uống loại trà không có thuốc bảo vệ thực vật. Uống sau khi ăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thay bằng trà thảo mộc.
– Uống thuốc dạ dày:
+ Khi dùng thuốc ức chế quá trình tiết dịch axit dạ dày, niêm mạc dạ dày bị teo gây bệnh teo niêm mạc dạ dày phát triển, dẫn đến ung thư dạ dày.
+ Vi khuẩn xâm nhập cùng thức ăn có thể lên đến 400 tỉ con. Khi ta uống thuốc, không có axit để diệt các vi khuẩn này, vì vậy vi khuẩn hoành hành gây bệnh.
+ Ức chế tiết axit dạ dày dẫn đến thiếu dịch vị và axit clohydric -> việc tiêu hóa thức ăn kém đi.
+ Ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất như sắt, canxi, magie.
+ Phá vỡ cân bằng trong đường ruột, giảm sức đề kháng của cơ thể.
+ Thức ăn không được tiêu hóa tốt ở trong đường ruột sẽ sinh ra khí gas, bốc mùi, lên men bất thường -> gia tăng hại khuẩn, giảm đề kháng cơ thể.
+ Lớp lông nhung trong dạ dày co lại dẫn đến co thắt niêm mạc dạ dày -> niêm mạc mỏng và dễ bị viêm -> trở thành nơi thích hợp cho vi khuẩn H.pylori phát triển -> ung thư dạ dày.
Cách thay thế: Dùng các loại thực phẩm chức năng bổ sung enzyme. Hạn chế ăn quá nhiều, ăn bữa tối trước khi đi ngủ bốn tiếng và nên để bụng trống đi ngủ.
– Ăn cháo khi bệnh:
+ Người bệnh ăn cháo thì sẽ không nhai hoặc nhai ít dẫn đến không tiết nước bọt -> không có enzyme tiêu hóa dẫn đến tiêu hóa kém -> cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng để phục hồi.
– Thuốc:
+ Tác dụng thuốc càng nhanh thì độc tính càng mạnh.
+ Loại thuốc nguy hiểm nhất là thuốc chống ung thư. Thuốc này tạo ra lượng lớn các gốc tự do oxy hóa để diệt tế bào ung thư, tuy nhiên chúng diệt luôn cả tế bào bình thường -> cơ thể phải dùng lượng lớn enzyme để trung hòa các gốc tự do này.
– Thức ăn:
+ Thức ăn cũ là thức ăn bị oxy hóa, khi ăn vào, chúng sẽ trở thành nguyên nhân tạo nên các gốc tự do oxy hóa.
+ Trong quá trình chiên thức ăn, quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Các mòn chiên sau khi để một thời gian sẽ biến thành một tảng lipid peroxide (Chất béo bị oxy hóa quá mức).
– Dầu:
+ Dầu để làm bơ thực vật chứa chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, để làm rắn dầu thành bơ, người ta bỏ thêm hydro để thành chất béo bão hòa. Hại lại càng hại.
+ Dầu khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa trong tuyến tụy. Nếu ăn nhiều đồ chiên rán có thể làm tuyến tụy hoạt động bất thường, dẫn đến viêm tụy cấp.
– Hút thuốc: Khi hút thuốc, các mao mạch co lại -> oxy và các chất dinh dưỡng không được bổ sung kịp thời, nước không được vận chuyển đến cơ quan -> các tế bào lão hóa, các chất cặn bã không được đào thải. Da sạm đen chính là các độc tố tích tụ trong tế bào da.
Cả rượu và thuốc lá đều sản sinh ra gốc tự do oxy hóa.
– Ăn uống muộn:
+ Khi ngủ, nếu trong dạ dày còn thức ăn, thì khi nằm ngửa thức ăn có thể trào lên họng. Khi đó, để thức ăn này không vào khí quản, cơ thể sẽ co hẹp đường hô hấp dẫn đến hội chứng ngưng thở.
+ Nếu ăn trước khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn insulin. Dù bạn ăn gì thì insulin này cũng sẽ chuyển hóa nó thành chất béo, dẫn đến béo phì.
+ Ăn uống trước khi ngủ dễ gây ngưng thở khiến nồng độ oxy trong máu giảm -> những người bị xơ cứng động mạch hoặc hẹp đông mạch vành có thể bị thiếu máu cơ tim -> tử vong.
– Ăn gạo trắng: gạo trắng nghĩa là gạo đã chết. Gạo trắng sau khi xay hết vỏ cám sẽ nhanh oxy hóa hơn gạo lứt. Gạo trắng chỉ chứa một phần tư chất dinh dưỡng so với gạo lứt.
Phương thức sống lành mạnh
– Bữa ăn lành mạnh gồm có: 50 % ngũ cốc, 40% rau củ quả, 10% thịt động vật.
– Nhai kỹ: Kích thước thức ăn mà thành ruột có thể hấp thu là 0,015 mm. Với những thức ăn lớn hơn kích thước này sẽ không được hấp thu và đào thải ra ngoài. Vì vậy, khi ăn nên nhai 30 – 50 lần mỗi miếng, cơ thể sẽ kích thích tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa. Nếu không thì vừa lãng phí thức ăn, vừa hại hệ tiêu hóa.
– Mặc dù cùng là chất béo động vật nhưng hấp thu chất béo trong cá tốt hơn hấp thu chất béo trong thịt. Nên ăn động vật có thân nhiệt thấp hơn người ð ăn cá thay vì heo, bò, gà,…
– Gạo lứt hay ngũ cốc đều chọn loại mới, còn nguyên cám để ăn, sau khi mua về cố gắng ăn hết trong thời gian ngắn để hạn chế ăn thực phẩm bị oxy hóa.
– Ăn các loại thức ăn tươi mới chứa nhiều enzyme, cơ thể sẽ không tạo ra gốc tự do dư thừa, đồng thời ngăn chăn việc cạn kiệt các enzyme diệu kỳ. Ăn trái cây trước bữa cơm.
– Với những người không thể chịu được đói bụng vào ban đêm có thể ăn một chút trái cây tươi chứa nhiều enzyme, khoảng 40 – 60’ trước khi ngủ.
– Uống nước trước khi ăn khoảng một tiếng, vì nếu uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn sẽ làm loãng enzyme tiêu hóa. “Nước tốt” là nước có tính kiềm mạnh. Uống nước ở nhiệt độ 20 độ.
– Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn: Khi cảm thấy hạnh phúc, hệ thần kinh sẽ bị chi phối bởi thần kinh phó giao cảm ð giảm căng thẳng ð quá trình sản sinh gốc tự do bị ức chế, các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ phát triển.
Hy vọng bạn có thể áp dụng những kiến thức bổ ích để cải thiện thiện sức khỏe của mình và người thân.
Trích lời tác giả: “Nhân sinh thật ngắn ngủi. Chính vì ngắn ngủi như vậy nên tôi luôn hy vọng mọi người có thể sống một cuộc sống tuyệt vời.”