Review sách Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng

0

Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng
Tác giả: 2.1/2 Bạn Tốt

Giới thiệu sách:
Quyển sách cung cấp 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác.
Muốn có mối quan hệ xã hội tốt, hãy bắt đầu từ những lời nói làm đẹp lòng mọi người. Trong giao tiếp, hãy luôn nhớ các nguyên tác: Im lặng – Quan sát – Lắng nghe.
Đừng nói quá thẳng thắn, khiến người nghe thấy khó chịu!
Nói chuyện không dễ nghe sẽ khiến mọi người phản cảm và xa cách bạn, đồng thời dẫn đến việc bạn trở thành người có ấn tượng xấu.
Lời nói hay như những giai điệu đẹp, ai cũng muốn nghe.

Review sách:
” Nói nhiều không bằng nói đúng ” một cuốn sách rất có ích với các bạn – những ai đang mong muốn trở thành người dễ gần với 36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác.

Cuốn cách hướng dẫn chúng ta cách thực hành, cá kỹ năng nói chuyện chỉ cần bạn chú ý luyện tập, chắc chắn vào một ngày không xa bạn cũng sẽ trở thành người có khiếu ăn nói, cho dù trong hoàn cảnh nào, cho dù đối diện với ai, bạn đều có thể tự tin trong mọi lời ăn tiếng nói, để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn, từ đó mối quan hệ xã hội của bạn sẽ ngày càng rộng rãi và bạn trở thành nhân vật được mọi người yêu quý.

Học cách nói chuyện rất quan trọng vì nó sẽ là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa bạn và người khác, cũng là vũ khí bí mật để bạn được mọi người yêu quý.
36 bí quyết để chiếm được cảm tình của người khác và chỉ thông qua 3 phần : Im lặng, quan sát, lắng nghe.

Im lặng – Chìa khóa đầu tiên của giao tiếp thành công
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng giao tiếp giỏi phải là nói nhiều, thực chất giao tiếp giỏi là người biết cách im lặng đúng lúc, đúng thời điểm. Bởi vì, nói càng nhiều nguy cơ phạm lỗi sẽ tăng lên. Thà im lặng để lắng nghe còn hơn nói nhiều để phô bày nông cạn của mình.

Quan sát – để thấu hiểu và đồng cảm, bí quyết làm nên cuộc trò chuyện thú vị
Mỗi người là một cá thể mang những tính cách khác nhau, không ai giống ai, có người thích nói nhiều hơn nghe, có người chỉ thích nghe mà không nói. Để nắm bắt được tính cách của mỗi người, từ đó thấu hiểu và tìm ra cách thức giao tiếp phù hợp, bắt buộc bạn phải quan sát.
Ngoài ra, bạn có thể vận dụng kỹ năng quan sát để rèn thêm cho mình những phương pháp giao tiếp phù hợp. Không cần là một người quá khéo ăn nói, bạn nên nhớ:
– Tập trung vào nội dung đối phương hứng thú.
– Chú ý những điều cấm kị của đối phương.
– Vận dụng trí thông minh và khiếu hài hước.
– Từ chối khéo léo.
– Lựa chọn chủ đề thích hợp.

Lắng nghe – Cách giao tiếp tinh tế và thuyết phục
Chắc hẳn bạn cũng như tôi không thể phủ nhận rằng những người biết cách lắng nghe sẽ có mối quan hệ xã hội tốt hơn rất nhiều lần so với những người bảo thủ, luôn chăm chăm thực hiện theo suy nghĩ của bản thân. Thực sự lắng nghe không phải là khó, nhưng cũng không phải là dễ để thực hiện, mọi việc đều phải học và luyện tập mỗi ngày. Trong cuốn sách này, tác giả phần nào chia sẻ một số bí quyết khiến người khác mở lòng, trò chuyện để ta lắng nghe:
– Không đề cập đến vấn đề tôn giáo và quan điểm chính trị.
– Không hỏi về thành tích công tác của người làm cùng ngành hoặc những vấn đề mang tính chất riêng tư.
– Cách đặt câu hỏi phải khiến đối phương có cảm giác được tôn trọng.
– Hỏi hay tốt hơn là hỏi đúng, đừng khiến người khác cảm thấy câu hỏi của mình là thừa.

Thế giới hiện đại, xô bồ và vội vã, ai trong chúng ta đều muốn nói nhiều hơn, thể hiện bản thân nhiều hơn nhưng quên mất nói mà không kiểm soát chỉ thể hiện sự ngu dốt của chính bản thân mà thôi. Hãy nói đúng thay vì nói nhiều, nếu không biết nói gì thì hãy im lặng, quan sát và lắng nghe. Và nên nhớ rằng không phải ai sinh ra cũng là người khéo ăn khéo nói, nhưng nếu bạn biết cách và luyện tập hằng ngày thì chuyện khéo ăn nói không còn là vấn đề. Mong rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn cải thiện phần nào khả năng giao tiếp còn đang thiếu sót của bản thân.

Trích đoạn hay:
Một phóng viên người Mỹ từng phỏng vấn Einstein: “Theo ngài, công thức của thành công là gì?”, Einstein suy nghĩ giây lát rồi nói: “Nếu A là thành công thì công thức của thành công là A=X+Y+Z, trong đó X là công việc, Y là trò chơi.”
Phóng viên hỏi tiếp một cách đầy nghi vấn: “Vậy thì Z là cái gì, thưa ngài?”
Einstein trả lời: “Z chính là: hãy ngậm miệng lại, nói ít làm nhiều.”
(Trích “Nói nhiều không bằng nói đúng”)

Leave a comment