Review sách Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh
Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh
Tác giả: Tống Mặc
Giới thiệu sách:
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn.
Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.
“Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng:
Từ bỏ “tham” – bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do.
Từ bỏ “sân” – bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.
Từ bỏ “si” – bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm.
Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất – vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo.
Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.
Review sách:
Cuốn sách dạy cho chúng ta rất nhiều thứ trong cuôc sống. Nội dung chủ yếu cuốn sách kể về cuôc đại sư Hoằng Nhất. Người đã từ bỏ vinh hoa phú quý, gia đình để quy uy cửa Phật, sống một cuộc đời thanh tịnh. Ông là người hiểu biết rất nhiều nhưng luôn nghĩ mình chưa đủ giỏi nên liên tục học hỏi, tiếp thu những cái mới.
Cuộc sống chúng ta cũng vậy. Hãy hài lòng với những gì chúng ta có, đừng so sánh với bất kì ai để rồi thấy mình nhỏ bé, tâm luôn bị dao động với những thứ xung quanh. Hãy cố gắng theo đuổi những hạnh phúc riêng mình. Bởi hạnh phúc là đường đi, là trải nghiệm chứ không phải là đích đến.
Đôi lúc cuộc sống sẽ chịu thiệt thòi nhưng hãy chấp nhận thiệt thòi đó trong niềm vui và hạnh phúc để tam cảm thấy bình an.
Hãy hưởng thụ cuộc sống này với tâm thế, tâm hồn thoải mái nhất, yêu thương những gì mình có.
“Nghĩ hoa nở, hoa sẽ nở
Nghĩ hoa tàn, hoa sẽ tàn
Biết đường buông bỏ, sẽ rảnh rang.”
Đúng là như vậy, ranh giới giữa hạnh phúc và bất hạnh chỉ nằm chữ “Buông bỏ”. Khi chúng ta lĩnh hội được điều này, cuộc sống của chúng ta cư nhiên mà trở nên ý nghĩa. Đừng vội tìm kiếm hạnh phúc ở đâu đó xa xôi, hãy hướng vào sơ tâm của chính mình, được sống chính là hạnh phúc, được đến với thế giới này chính là đặc ân.
Cuốn sách thật sự rất thú vị và bổ ích, nó giúp chúng ta tĩnh tâm và bớt sân si hơn nhiều. Không những thế cuốn sách còn chứa đựng nhiều câu nói đầy triết lý, giáo dục tâm hồn và cuộc sống.
NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH
1. Ai cũng muốn là kim cương, nhưng không biết rằng muốn trở thành kim cương phải trải qua áp lực 5.88 triệu tấn, nhiệt độ 1.300 °C. Không chịu được, mãi mãi chỉ là than đá.
2. Rất nhiều người sợ nói ra những gì họ muốn, đó là lý do tại sao họ không có được những gì mình muốn.
3. Buổi sáng thức dậy còn muốn ngủ nướng thêm 5 phút, vậy chưa gì đã bạn thua chính bản thân mình rồi.
4. Bạn không bao giờ biết được bạn mạnh mẽ như thế nào cho tới khi bạn không còn bất cứ một lựa chọn nào khác.
5. Nếu cứ dừng lại để tâm đến những con chó sủa vu vơ ven đường, bao giờ bạn mới đi được đến đích?
6. Bạn không thể chặn những con sóng, nhưng bạn có thể học cách làm thế nào để lướt sóng.
7. Nếu bạn không chịu làm gì cả vì sợ mắc sai lầm, vậy không làm gì cả chính là sai lầm lớn nhất.
8. Tất cả mọi người đều là thiên tài trong lĩnh vực của họ, nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời nó sẽ nghĩ mình là kẻ ngu dốt.
9. Những thứ mà ta không hài lòng về người khác phản ánh chính sự mong muốn của bản thân.
10. Nếu ai đó rủ bạn đi du lịch, không nghĩ “Nhưng tiền đâu?” mà nghĩ “Chà, mình nên làm gì để có đủ tiền đây nhỉ?”
11. Cuộc sống này không phải bất di bất dịch. Muốn tồn tại, lúc phải làm sói, lúc nên làm cừu.
12. Đừng tức giận khi tranh cãi. Nếu bạn đúng, thì tức giận có để làm gì? Nếu bạn sai, thì bạn càng không có quyền tức giận.
13. Con người ta chỉ tin vào những điều mà họ muốn tin. Một khi họ đã không muốn tin thì bạn chẳng thể thuyết phục họ trái đất quay quanh mặt trời được. Vì vậy, đừng bao giờ đánh mất lòng tin.
14. Nếu cứ chăm chăm nhìn vào thứ mà bạn chưa có ở phía trước, đến lúc bạn nhận ra mình đã đánh mất thứ đã có ở đằng sau thì đã quá muộn.
15. Thành công hay thành bại, đôi lúc chỉ khác nhau ở cách nhìn.
16. Không phải là bạn không làm được, chẳng qua bạn không muốn làm. Không phải là bạn không biết làm, chẳng qua là bạn không muốn nghĩ ra cách để làm.
Trích đoạn hay:
“Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Nếu là đúng, vốn chẳng cần tranh cãi. Nếu là sai, càng không có tư cách để tranh cãi. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên.”
“Im lặng đôi khi lại là cách giải quyết tốt nhất, bởi có nhiều chuyện nếu nói ra thì không thể cứu vãn, không thể làm những tổn thương lành lại, không thể xoa dịu những mệt mỏi ưu phiền…”
“Ai đó sẽ nói im lặng là lựa chọn của người yếu đuối, nhưng chỉ người dám lựa chọn mới hiểu phải có bao nhiêu can đảm. Không tranh chấp, không giải thích, không cần sự thương hại, tự biết bản thân có thể tự mình vượt qua những mất mát, có thể sống được dù chỉ một mình, kể cả khi đó chắc chắn là những chuỗi ngày tuyệt vọng và đau lòng…”