Review sách Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới

0

Quảy Gánh Băng Đồng Ra Thế Giới
Tác giả: Nguyễn Phi Vân

Giới thiệu sách:
“Quảy gánh băng đồng ra thế giới”, cuốn sách của một người Việt Nam đã lặn lội đi hết 60 nước trên thế giới, trải nghiệm qua nhiều công việc khác nhau, từ một chân chạy bàn đến vị trí tổng giám đốc của một tập đoàn hàng đầu thế giới trong suốt 20 năm.

Thế giới rộng lớn hiện ra gần gũi qua từng chương sách, kết dính với nhau thành bức tranh tổng thể của tác phẩm “Quảy gánh băng đồng ra thế giới”.

Quảy gánh băng đồng ra thế giới không phải là chân lý cho mọi người mà chỉ là những trải nghiệm cá nhân, trăn trở của một con người lo cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng nó sẽ phù hợp cho những bạn trẻ đang loay hoay, đang chuẩn bị hành trang ra đời, ra thế giới.

Review sách:
Cuốn sách kể lại những quan sát, trải nghiệm, suy ngẫm của tác giả với hành trình đi đến các quốc, giá thành phố trên thế giới với những chia sẻ chân thành của một người đã đặt cho mình tầm nhìn trở thành công dân thế giới và đã có kể hoạch để thực hiện thành công điều đó.

Bằng trải nghiệm của một người Việt Nam đã “quảy gánh, băng đồng ra thế giới”, với bút pháp rắn rỏi mà tình cảm, bằng những chiêm nghiệm đời sống lắng đọng và những tâm sự chân chất nhưng khắc khoải đến cháy lòng của một người con yêu quê hương sâu sắc, và bằng cái nhìn của một nhà kinh tế quốc tế, Nguyễn Phi Vân đã mang đến một tác phẩm có sức lay chuyển và truyền nhiệt huyết cho tất cả những ai đang ấp ủ hoài bão quảy gánh, băng đồng.

Thú vị hơn, tác giả cũng kể những câu chuyện nhỏ, đời thường và sự tương tác với giới làm kinh doanh và với người dân ở mỗi quốc gia mình đã đi qua. Mỗi câu chuyện là một góc nhìn nhân sinh quan sinh động, sâu sắc và hiện thực.

Đây có thể là cuốn sách cần cho các doanh nhân trẻ Việt Nam, các bạn trẻ, học sinh – sinh viên. Toàn bộ dữ liệu về nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới được hệ thống một cách logic, khoa học, có dẫn nguồn đầy đủ, là một nguồn tư liệu quý giá cho các doanh nghiệp và sinh viên Việt Nam. Từ cuốn sách này, độc giả dễ dàng tìm được các phương pháp tra cứu dữ liệu theo cách đặt vấn đề của mình, và những nguồn cung cấp dữ liệu quốc tế có chất lượng.

Quyển sách trải dài qua 19 quốc gia cùng những thông tin về kinh tế, những trải nghiệm cảm nhận cá nhân của tác giả và những thông tin thú vị bổ sung thêm về những đất nước mà chị đã có dịp đi qua.
– UAE là bằng chứng sống của tầm nhìn, là tiến trình trở thành trung tâm du lịch , trung tâm hàng không và năng lượng tái tạo.

– Singapore là đất nước của đầu tư phát triển con người, rèn luyện kỹ năng,là sự chuẩn bị sẵn sàng khi cơ hội đến. Ở sing có khái niệm Kiasu,nghĩa là sợ bị thua,điều đó có nghĩa là phải học tập, rèn luyện từng ngày, từng giờ để trở thành túi khôn của thiên hạ, để buộc người ta phải nhớ tới mình

– Ý là nguồn cảm hứng vô tận về sự tự do, tình cảm lãng mạn, về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

– Nhật Bản là quốc gia nhẫn nại làm việc, làm việc. Họ tổ chức và kết nối với nhau vì mục tiêu chung là cường quốc. Tác giả còn đề cập đến hệ giá trị chung , hệ giá trị Bushido, 8 giá trị đạo đức cơ bản mà một võ sĩ Samurai trau dồi và thể hiện: NGHĨA-DŨNG- NHÂN-LỄ-THÀNH-DANH DỰ-TRUNG THÀNH-KIỀM CHẾ. Nhật là cường quôc có sức mạnh bên trong, sức mạnh về những giá trị nhân văn , về danh dự, lòng nhân ái, chính trực , lễ độ, tính chân thật của con người.

– Trung Quốc nơi công xưởng thế giới với những chính sách khiến con người lao đi, lao đi, sợ trễ thời cơ, sợ cơ hội trôi đi

– Ai Cập ,một quốc gia tứng sở hữu một trong những nền văn minh cổ đại lâu đời nhất trong lịch sử thế giới nhưng lại đang mắc kẹt trong ánh hào quang của quá khứ, loay hoay và thời gian như ngừng lại với sự hoàn thành của kim tự tháp.

– Trái lại Thổ Nhĩ kỳ lại là quốc gia kết nối lịch sử và hiện tại, cùng chung sống và chuyện trò cùng lịch sự, vẫn có nét cổ kính, lại vô cùng hiện đại, họ đã đi lên trên bản sắc, không có sự chối bỏ và lãng quên, ôm chặt quá khứ vào lòng, họ vứng chãi đi về phía trước, di sản được trân trọng.

– Úc là thành phố dễ dàng, nhẹ nhàng, là nơi dạy tác giả nhiều thứ, tạo ra nhiều cơ hội để trở thành công dân toàn cầu.

– Mỹ là quốc gia của tương lai, là bằng chứng về sự cam kết luôn phát triển và đổi mới

– Hongkong là thành phố toàn cầu, tự do đầy cá tính,năng đông, dẫn đầu và kết nối. Chính sách Invest in Hong kong đã giúp Hongkong trở thành trung tâm giao thương của khu vực châu á. Hongkong là bài học về định vị bản thân, nắm bắt điểm mạnh , điểm yếu,điểm khác biệt.

– Hàn Quốc khiến người ta nhìn thấy sức mạnh của làn sống Hallyu-sức mạnh của văn hóa Hàn Quốc.

– Thái Lan là nền kinh tế trung dung,tập trung vào sự hạnh phúc của con người.

– Ấn Độ là nơi có sự phân hóa xã hội sâu sắc, là cái nôi của tôn giáo.

– London là cái nôi quyền lực, là giá trị của văn hóa, lịch sử và giáo dục, là sự hòa quyện của phát triển kinh tế và phát triển văn hóa nghệ thuật.Anh đúng là đất nước cho những người trẻ, sinh viên Anh có kỹ năng giải quyết vấn đề cao hơn các nước khác.

– Malaysia là trung tâm khu vực Asean, trung tâm của nhượng quyền.

– Rumani là nước có nền kinh tế khó khăn, không phát triển và chảy máu chất xám đến mức báo động.

– Aung San Suu Kyi là nữ lãnh đạo sống vì dân tộc, người có công lớn giúp Myamar vươn mình hội nhập

– Phillipines vươn mình nhờ tiếng anh và là nước xuất khẩu một lượng lớn lao động ra nước ngoài.

– Indonesia là bài học về Blusukan , nghĩa là đi xuống tận nơi tìm hiểu sự tình và giải quyết vấn đề tận gốc.

“Chưa đi nhưng biết mình đã đến, đó là điều bạn cần làm trước lúc ra đi. Tim có đủ lớn để ôm trọn thế giới vào lòng. Tâm có đủ tĩnh không để luôn hiện diện cho những người mình gặp trong hiện tại. Đừng vội vàng và lướt đi bạn nhé. Thế giới này chẳng có ý nghĩa gì nếu mình đi như kẻ mộng du. Hãy nhắm mắt lại đi và tưởng tượng điểm đến của tâm hồn trước giờ xuất phát.”

Những điều sau khi đọc xong cuốn sách:
– Lúc nào cũng cần khiêm tốn và học hỏi, bởi nếu bạn thỏa mãn với hiện tại, ngừng phát triển kĩ năng, kiến thức, thì không bao giờ bạn có thể mở mang được vòng tròn ảnh hưởng của bản thân.

– Khi đi đến các tỉnh, hay các quốc gia, đừng chỉ mang suy nghĩ “hưởng thụ ăn chơi”, mà hãy ngồi tìm hiểu trước về văn hóa và những nét đặc biệt của vùng đó. Học không bao giờ là đủ, và kể cả bạn có làm marketing, sale hay bất kề nghề gì, cũng đều cần mở mang tầm nhìn, để thấy trọn thế giới.

Đoạn trích hay:
“Ếch tôi thật ra cũng đã từng loay hoay không biết mình là ai và không biết mình đại diện cho điều gì nữa. Chọn chỗ làm vì lương cao, chọn công việc vì cơ hội, làm đông làm tây, thấy cơ hội nào cũng quơ quào. Sau này đi ra thế giới rồi, học được những bài học hay ho như bài học từ Hong Kong rồi, mới tĩnh tâm ngồi suy nghĩ về định vị. Khi đã định vị mình là chuyên gia trong ngành trên thị trường quốc tế, tôi từ chối tất cả những công việc hay cơ hội nào không góp phần vào công cuộc hiện thực hóa định vị của tôi. Có lẽ đã đến lúc bạn cũng phải bắt đầu?”

Theo: Thùy Tiên trên goodreads.

Leave a comment