Sơ đồ tư duy Bàn về đọc sách
Contents
Để có thể học và nhớ được tác phẩm bàn về đọc sách thì chúng ta lên tìm hiểu những nội dung chính của tác phẩm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các em sơ đồ tư duy bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm ngắn gọn và dễ nhớ nhất. Giúp các em có thể dựa vào sơ đồ để làm các bài văn phân tích hoặc cảm nhận văn bản.
Sơ đồ tư duy Bàn về đọc sách mẫu số 1
Sơ đồ tư duy Bàn về đọc sách mẫu số 2
Tóm tắt về tác giả, tác phẩm Bàn về đọc sách
I. Đôi nét về tác giả
– Chu Quang Tiềm (1897-1986), tên khai sinh là Tự Mạnh Thực
– Quê quán: Đông Thành- An Huy-Trung Quốc
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc
+ Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng
II. Tìm hiểu về Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài luận này của Chu Quang Tiềm được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch
2. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách
– Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
– Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách
3. Giá trị nội dung
– Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người
4. Giá trị nghệ thuật
– Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị