Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ngắn gọn

0

Bố cục

Phần 1 (từ đầu … quê hương xứ sở): hành trình của dòng sông Hương

Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca

Câu 1 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, Vẻ đẹp của thượng lưu được tác giả miêu tả:

– Mang vẻ đẹp sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm, có lúc dịu dàng, say đắm

+ Sự mãnh liệt hoang dại của con sông được thể hiện qua biện pháp so sánh: bản trường ca rừng già, hình ảnh đầy ấn tượng, sự mãnh liệt thể hiện qua ghềnh thác, cuộc sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn

– Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm: màu sắc rực rỡ

– Dòng sông được nhân hóa, cô gái di-gan phóng khoáng, man dại, rừng già hun đúc cho cô gái bản lĩnh dan dạ, tâm hồn tư do và trong sáng

b, Đầu bài viết người đọc cảm nhận sự tài hoa từ ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng, kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… hấp dẫn về con sông mang nét thơ mộng

– Kết thúc tác giả thể hiện trọn vẹn con sông, tâm hồn sâu thẳm của nó, dẫn dắt, mở sang đoạn tiếp

Câu 2 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc l:

+ tài năng, khả năng quan sát, sử dụng ngôn ngữ của tác giả

+ Sự am hiểu tường tận về vị trí địa lý, đặc tính của con sông

+ Lối liên tưởng, so sánh tinh tế, thú vị

+ Am hiểu kiến thức văn hóa, văn học

– Tất cả hòa quyện tạo mang lại hiệu quả nghệ thuật khi tác giả miêu tả được vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển cùng với nét tươi mới, hiện đại của sự vật

Câu 3 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Sông Hương khi chảy vào thành phố mang vẻ đẹp riêng:

+ Vẻ man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông

+ Con sông giờ đây được khám phá, phát hiện ở sắc thái, tâm trạng

+ Sông Hương gặp thành phố như hòa quyện với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, đặc biệt êm dịu, lãng mạn

+ Ngòi bút tác giả thăng hoa khi tái hiện những cảm nhận tinh tế, liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ

– Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

Câu 4 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Tác giả đã tô đậm con sông nhiều nét thơ dịu dàng, thơ mộng, hoang dã, đã tình, lịch lãm, cổ kính

+ Từ góc nhìn văn hóa truyền thống lịch sử tác giả khắc họa sông Hương với nét tính cách riêng biệt

+ Tái hiện chân thực hình ảnh lịch sử và phẩm chất riêng của người Huế, đặc biệt vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái Huế

+ góc nhìn độc đáo, cách diễn tả phong phú, độc đáo của tác giả

Câu 5 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Nét đặc sắc trong văn phong của tác giả:

– Tình yêu dạt dào, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như chính con người sống động

– Sự liên tưởng diệu kì, những hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm bản thân

– Ngôn từ trong sáng, phong phú, gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ

– Sử dụng thuần thục các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

– Sự kết hợp hài hòa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan

Luyện tập

Đoạn trích tôi thấy đặc sắc và thích nhất:

“Trong những dòng sông đẹp ở cả nước… chân núi Kim Phụng”

– Cái hay về ý tưởng:

+ Xây dựng nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc của con sông

+ Con sông Hương lúc này trở thành sinh thể có hồn, có tâm hồn, tính cách, bản ngã

– Hình ảnh: nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo, trầm ấm như đặc tính của dòng sông

– Ngôn ngữ: cô đọng, súc tích, diễn tả được thần thái của dòng sông, những cung bậc cảm xúc của chính nhà thơ khi cảm nhận về dòng sông.

Leave a comment