Soạn bài Bàn về đọc sách (trích)

0

Soạn bài Bàn về đọc sách (trích)

1. Tóm tắt nội dung văn bản, nhận xét về bố cục của đoạn trích Bàn về đọc sách.
Trả lời:
Nội dung đoạn trích xoay quanh các vấn đề cơ bản : vai trò của việc đọc sách, cách chọn sách để đọc, phương pháp đọc sách.
Nhận xét về cách sắp xếp các vấn đề nghị luận của tác giả :
– Nội dung nào trình bày trước, vì sao ?
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nội dung bàn luận (cách chọn sách để đọc và phương pháp đọc). Làm như thế có thể trình bày gọn mà sâu các ý kiến ra sao ?
2. Phân tích quan niệm của Chu Quang Tiềm về việc chọn sách để đọc.
Trả lời:

Phân tích quan niệm của Chu Quang Tiềm về việc chọn sách để đọc có thể triển khai theo các hướng sau :
– Tại sao lại phải chọn lựa ? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đoạn Lịch sử càng tiến lên… lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”trong bài nghị luận.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống’’ chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
– Cần chọn lựa như thế nào ? Kết hợp giữa đọc loại sách chuyên sâu và loại sách thường thức, phổ thông ra sao ?
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ các cuốn sách, các tài iiệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Cùng với đọc tài liệu chuyên sâu cũng không thể xem thường việc đọc các loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”.
3. Về phương pháp đọc sách, Chu Quang Tiềm đưa ra các ý kiến như thế nào ? Suy nghĩ của em về các ý kiến ấy.
Trả lời:
Về phương pháp đọc sách, Chu Quang Tiềm đã đưa ra những ý kiến thật cụ thể, sâu sắc. Có thể phân tích và trình bày suy nghĩ của mình theo các ý :
– Biết lựa chọn sách để đọc đã là một điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách.
– Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”, nhất là đối với những quyển sách có giá trị.
– Không nên đọc tràn lan, theo kiểu tuỳ hứng cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
Khi trình bày suy nghĩ của em về các ý kiến ấy, cần căn cứ vào bối cảnh xã hội, văn hoá hiện nay (sách ngày càng nhiều, văn hoá đọc có nguy cơ bị các loại hình khác lấn át,…), cần xuất phát từ thực tế đọc sách và học tập của các em.
4. Nhận xét về cách viết (lập luận, dẫn dắt,…) của tác giả bài nghị luận.
Trả lời:
Bài nghị luận của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục lớn trước tiên bởi nội dung các lời bàn thật xác đáng, sâu sắc, vừa đạt lí vừa thấu tình. Mặt khác, sức thuyết phục ấy còn từ cách trình bày, lập luận. Có thể phân tích điều này qua các phương diện:
– Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
– Phân tích cụ thể bằng giọng chuvện trò, tâm tình thân mật để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.
– Đặc biệt, tác giả bài nghị luận có cách viết thật giàu hình ảnh. Nhiều ý kiến được minh hoạ bằng hình ảnh ví von cụ thể, thú vị. Chẳng hạn : “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống…” ; “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận…” ; “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ…” ; “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”…
5. Trình bày thu nhận của em sau khi đọc – hiểu văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Trả lời:
Nên trình bày thu nhận theo các ý sau :
– Nhận thức đầy đủ, thấm thía hơn về tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách.
– Cách lựa chọn sách để đọc.
– Cách đọc sách cụ thể (cần nghiền ngẫm, biết liên hệ,…)
– Học tập về cách trình bày ý kiến, cách viết bài nghị luận làm sao cho hay, cho thuyết phục.

Leave a comment