Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh lớp 10

0

I. Kết cấu của văn bản thuyết minh

a, Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của từng văn bản:

b, Ý chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn:

– Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

– Diễn biến lễ hội:

+ Thi nấu cơm: thủ tục bắt đầu, lấy lửa trên ngọn chuối, nấu cơm

+ Chấm thi: Các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm đảm bảo chính xác, công bằng

Ý chính trong văn bản bưởi Phúc Trạch

– Hình dáng

– Hương vị

– Danh tiếng

c, Cách sắp xếp ý của hai văn bản:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

– Kết cấu theo trình tự thời gian, xen kể với tả

Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn kể và tả

– Quan hệ trình tự logic và quan hệ nhân quả

d, Kết cấu của văn bản thuyết minh

+ Kết cấu theo trình tự thời gian

+ Kết cấu theo trình tự không gian

+ Kết cấu theo trình tự logic

+ Kết cấu theo trình tự hỗn hợp

Luyện tập

Bài 1 (trang 158 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Thuyết minh bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão nên chọn hình thức kết cấu hỗn hợp.

Kết cấu này phù hợp với tác phẩm, giúp người đọc hiểu được nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm:

– Giới thiệu về tác giả

– Thuyết minh thời điểm ra đời của bài thơ

– Nội dung bài thơ

Câu 1- 2: Niềm tự hào về dân tộc, sức mạnh và hào khí Đông A

Câu 3-4: Khát vọng trả nợ công danh

Bài 2 (trang 168 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nếu phải thuyết minh một di tích, thắng cảnh của đất nước:

– Giới thiệu về di tích, thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật…

– Thuyết minh đặc điểm, giá trị của di tích, thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu…

– Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ logic… phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên trình tự kết cấu.

– Khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm giá trị của đối tượng thuyết minh

Leave a comment