Soạn bài: Các thành phần biệt lập ngữ văn 9

0

I. Thành phần tình thái

1.

Từ ngữ thể hiện thái độ của người nói:

– Chắc: thể hiện tin cậy cao

– Có lẽ: thể hiện tin cậy nhưng thấp hơn so với từ “chắc”

2.

Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi

II. Thành phần cảm thán

Các từ ngữ Ô, Trời ơi trong hai câu không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói

1. Nhờ những thành phần tiếp theo mà ta hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu

2. Từ ngữ in đậm để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận, hờn…)

Luyện tập

Bài 1 (trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

– Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

Bài 2 (trang 19 sgk ngữ văn 19 tập 2)

Mức độ tin cậy tăng dần:

Dường như/ có vẻ như/ hình như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn

Bài 3 (trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Chắc chắn: Độ tin cậy cao nhất

– Hình như: độ tin cậy

– Tác giả dùng từ “chắc” vì nó đến mức tin cậy quá cao để sự việc xảy ra. Sự việc chỉ là phỏng đoán, diễn ra theo hai khả năng: theo tính huyết thống thì sẽ xảy ra, do thời gian sự thay đổi chưa biết được gì.

Bài 4 (Trang 19 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Văn nghệ là tiếng nói từ tâm hồn, tình cảm của con người, có lẽ vậy, người ta tìm đến văn nghệ với nhiều mục đích khác nhau. Với tôi, tới các tác phẩm văn nghệ để khám phá cái đẹp của cuộc sống, trải nghiệm cảm xúc, từ các tác phẩm đó, tôi thấy nhiều góc nhìn, nhiều thế giới muôn màu, muôn vẻ cùng song song tồn tại. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, mình tìm đọc lại tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, những điều trước kia tôi hiểu không còn nằm ở đó nguyên vẹn, suy nghĩ của tôi thay đổi, góc nhìn của tôi thay đổi. Tôi nhìn thấy những điều mới mẻ hơn, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần như trước. Chắc hẳn, vốn sống, trải nghiệm đã giúp tôi cảm nhận được tác phẩm một cách sâu sắc hơn.

Leave a comment