Soạn bài Cảm thụ văn bản Thạch Sanh

0

1. Tóm tắt:

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông – một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

– Một số chi tiết tưởng tượng

– Ý nghĩa

2) Bài tập SGK

Bài 1: Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh

Yêu cầu:

+ Nắm vững cốt truyện: các chi tiết sự việc cần nhớ.

+ Một số từ ngữ quan trọng.

Bài 2: Vẽ tranh minh hoạ

HS về nhà làm.

C) Bài tập bổ sung

Bài 1: Trong truyện chi tiết niêu cơm thần kỳ và tiếng đàn có ỹ nghĩa gì.

* Yêu cầu

* Tiếng đàn

– Giúp nhân vật được giải oan giải thoát.

+ Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh mà công chùa khỏi câm nhận ra người cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh, Lý Thông bị vạch mặt.

+ Đó là tiếng đàn công lý, làm quân 18 nước chư hầu phải xin hàng.

+ Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân, là vũ khí đặc cảm hoá kẻ thù.

– Niêu cơm thần kỳ có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy cùng với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước lại tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hoà bình.

Leave a comment