Soạn bài Câu cảm thán
Soạn bài Câu cảm thán
1. Bài tập 1, trang 44, SGK.
Trả lời:
Khi xác định câu cảm thán, cần dựa vào nhiều đặc điểm (xem phần Ghi nhớ, trang 44, SGK). Lưu ý là dấu chấm than ở cuối câu (khi viết) và giọng nói chứa nhiều tình cảm, cảm xúc (khi nói) không phải là đặc điểm riêng của câu cảm thán.
2. Bài tập 2, trang 44 – 45, SGK.
Trả lời:
Tất cả các câu đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc : lời thở than, tâm trạng bế tắc, sự ân hận. Vấn đề đặt ra ở đây là có phải tất cả các câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc đều là câu cảm thán không. Chú ý các dấu câu ở cuối câu.
3. Bài tập 3, trang 45, SGK.
Trả lời:
Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ : Mẹ ơi tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao !
4. Bài tập 4, trang 45, SGK.
Trả lời:
Muc đích của bài tập này là giúp em vừa ôn tập kiến thức đã học vừa chuẩn bị cho việc tìm hiểu câu trần thuật trong bài học sau.
5. Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Bố ơi ! Mẹ về !
b) Trời ơi !… Ngày mai con chơi với ai ? Con ngủ với ai ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu hỏi:
– Trong số những câu trên, câu nào là câu cảm thán ? Vì sao ?
– Cho biết chức năng của hai câu “Bố ơi !” và “Trời ơi !”.
Trả lời:
Có hai câu đáng lưu ý là “Bố ơi !” và “Trời ơi !” cả hai câu đều có từ ơi, được cấu tạo theo mô hình X (danh từ) + ơi, nhưng cân nhắc xem có phải trong cả hai trường hợp ơi đều có chức năng như nhau không.
6. Tìm câu cảm thán trong đoạn trích sau đây và cho biết dấu hiệu hình thức để nhận biết chúng là câu cảm thán.
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời:
Trong đoạn trích, câu cảm thán là câu có những dấu hiệu hình thức sau :
– Chứa các từ cảm thán : ồ, mẹ kiếp, chết, trời, thật, mất,…
– Có dấu chấm than ở cuối câu.
Ví dụ : “Chắc nó trừ mình ra !”.
7. Hãy thêm những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cảm thán.
– Bạn ấy thông minh.
Trả lời:
Có thể biến đổi câu đã cho thành câu cảm thán theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:
– Bạn ấy thông minh biết bao !
– Ôi giời, bạn ấy mà thông minh !