Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

0

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

1. Bài tập 1, trang 22 – 23, SGK.
Trả lời: 
– Như đã lưu ý, có thể có câu nghi vấn không kết thúc bằng dâu chấm hỏi, nhưng câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi bao giờ cũng là câu nghi vấn.
– Để trả lời câu hỏi thứ hai (Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?), hãy tham khảo những gợi ý sau : cầu khiến ; khẳng định ; phủ định ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cần nói rõ đó là tình cảm, cảm xúc gì).
2. Bài tập 2, trang 23 – 24, SGK.
Trả lời: 

– Về việc xác định câu nghi vân, tham khảo bài tập 1.
– Để trả lời câu hỏi thứ hai (Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?), hãy tham khảo những gợi ý sau : hỏi ; khẳng định ; phủ định ; bộc lộ tình cảm, cảm xúc (cần nói rõ đó là tình cảm, cảm xúc gì).
– Để biết một câu nghi vấn có thể được thay thế bằng câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương hay không, cần xem câu nghi vấn đó dùng để làm gì. Chẳng hạn câu “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? ” không nhằm để hỏi mà để khẳng định rằng thảo mộc tự nhiên, cũng như nhiều sinh vật khác, có tình mẫu tử. Trên cơ sở đó, có thể tìm một câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương, chẳng hạn : Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.
Những trường hợp còn lại, làm theo cách tương tự.

3. Bài tập 3, trang 24, SGK.
Trả lời: 

Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi.
Ví dụ :
– Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cánh dồng hoang” được không ?
– (Lão Hạc ơi !) Sao đời lão khốn cùng đến thế?

4. Bài tập 4, trang 24, SGK.
Trả lời: 

Chú ý trong những trường hợp như vậy, người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào (có thể cũng là một câu nghi vấn).
Những tình huống giao tiếp như vậy có thể diễn ra giữa hai người không có quan hệ gần gũi, thân mật hay không ?

5. Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết những câu đó dùng để làm gì.
a) Từ xưa cấc bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có ? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cùng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được !
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b) Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết lầm sao được nữa ? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời: 

Cả hai câu trong đoạn trích (a) và câu thứ nhất trong đoạn trích (b) đều là câu nghi vấn và dùng để thể hiện ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định.
Câu : ” Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?”
Có thể diễn đạt lại là : ” Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào cũng có
Câu : “Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết giả ở xó cửa,, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hả được ỉ”.
Có thể diễn đạt lại là : ” Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, không thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được ! “.
Lưu ý : Nguyên bản Hịch tướng sĩ’viết bằng chữ Hán, không có dấu câu. Trong bản dịch tiếng Việt, câu nghi vấn này không dùng để hỏi, mà dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định, nên không nhất thiết phải dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Câu : ” Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết lầm sao được nữa ?”
Có thể diễn đạt lại là : ” Tôi chỉ còn biết khóc chứ không biết làm gì hơn.” 

6. Cho câu nghi vấn : “Sao không bảo nó đến ?”. Thử đảo trật tự các từ trong câu này để tạo ra những câu nghi vấn khác nhau.
Trả lời: 
Trên lí thuyết, một tổ hợp có 5 từ thì có 120 cách sắp xếp. Tuy nhiên trên thực tê không phải cách sắp xếp nào cũng tạo ra câu có nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Việt : Bảo sao đến không nó không phải là một câu. Bài tập này không yêu cầu em tìm hết tất cả các khả năng có thể có, vì ở lớp không có thời gian (việc đó có thể làm ở nhà). Nhưng có thể chia nhóm và thi xem nhóm nào tìm ra được nhiều câu nhất trong khoảng thời gian do thầy (cô) giáo quy định.
7. Hãy tìm 2 ví dụ trong đời sống về câu nói có hình thức câu nghi vấn nhưng hầu như không bao giờ dùng để hỏi mà dùng để yêu cầu một điều gì đó.
Trả lời: 

Trong đời sống, có những câu mà về hình thức là câu nghi vấn nhưng hầu như không bao giờ dung để hỏi mà là để chào hoặc yêu cầu một điều gì đó.
Ví dụ, khi muốn yêu cầu ai đó cho mượn bật lửa, ta có thể nói :
– Anh có bật lửa không ?
Hay khi muốn chào một người bạn, ta có thể nói :
– Cậu vừa đi học về đấy à ?

8. Đọc đoạn trích sau và cho biết tại sao câu cuối cùng của đoạn trích không đánh dấu chấm hỏi (?) mà đánh dấu chấm than (!) ?
Má nuôi tôi liền can thiệp ngay :
– Nó làm được mà ! Ông thì lúc nào cũng chê ỏng chê eo thằng bé. Để không có ông, coi nó có làm được không ?
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Trả lời:  

Câu cuối cùng của đoạn trích tuy có những dấu hiệu của câu nghi vấn … có …không nhưng người nói không nhằm mục đích hổi mà nhằm mục đích cảm thán.

Leave a comment