Soạn bài Câu trần thuật đơn

0

Soạn bài Câu trần thuật đơn

Bài tập
1. Bài tập 1, trang 101, SGK.
2. Bài tập 2, trang 102, SGK.
3. Bài tập 3, trang 102 -103, SGK.
4. Bài tập 4, trang 103, SGK.
5. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau. Phân tích cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ đã tìm được.
Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – dưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thinh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm.
(Tạ Duy Anh)
6. Tách mỗi câu dưới đây thành các câu trần thuật đơn (có thể thay đổi từ ngữ trong câu cho phù hợp).
a) Mười mấy tên đầy tớ hung hăng xông vào chuồng ngựa, nhưng Mã Lương không còn ở đấy nữa. (Cây bút thần)
b) Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm doạ chém. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
c) Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. (Đeo nhạc cho mèo)
Gợi ý làm bài
1. Tìm câu trần thuật đơn:
Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
– Dùng để tả cảnh.
Câu 2: Từ khi có vịnh Bắc Bộ…như vậy.
– Dùng để nêu ý kiến nhận xét.
 
2. Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
a. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
b. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
c. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
3. Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có khác với cách giới thiệu nêu trong bài tập 2:
Cả 3 ví dụ đều:
– Giới thiệu nhân vật phụ trước.
– Miêu tả việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ.
– Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính.
4.
Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
6. HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng cụm C – V. Trên cơ sở đó tách thành các câu trần thuật đơn. Ví dụ :

Mười mấy tên đầy tớ hung hăng

xông vào chuồng ngựa

Mã Lương

không còn ở đấy nữa 

C

V

C

V

Có thể tách câu trên thành hai câu trần thuật đơn như sau :
– Mười mấy tên đầy tớ hung hăng xông vào chuồng ngựa.
– Mã Lương không còn ở trong chuồng ngựa nữa.

Leave a comment