Soạn bài: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Soạn bài: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Phân tích đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
KHÁI QUÁT:
– Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc công tác tại phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viết văn. Từ đó ông công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.
– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
– Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
2.Tình huống cơ bản của truyện.
– Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi
– Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh.
Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản. Và nếu tình huống này bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con.
– Ông Sáu ở chiến khu về thăm nhà với hy vọng gặp lại đứa con sau tám năm xa cách, hai bố con chưa hề gặp mặt.
– Mấy ngày đầu, do vết sẹo trên mặt ông Sáu khác với tấm hình chụp ở nhà nên bé Thu không nhận bố.
– Đến hôm ông Sáu phải lên đường, nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu đã nhận ba của mình.
– Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm cho con gái một chiếc lược chải tóc bằng ngà. Lúc hấp hối (do bị trúng đạn máy bay Mĩ) ông đã nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà cho con.
III. Phân tích.
– Sau bao năm đi kháng chiến, ông Sáu về thăm gia đình thì bé Thu đã lên tám tuổi. Ông khát khao tiếng gọi “ba” của con gái yêu. Ông đã tìm đủ mọi cách để cô bé nhận cha và gọi “ba”. Nhưng ông càng gần thì con bé càng lánh xa. Niềm khao khát mà ông Sau mong đợi đã bị cô cự tuyệt. Đỉnh điểm của tình huống này là khi bé Thu nhắc nồi cơm. Cứ ngỡ vào hoàn cảnh ấy, cô bé sẽ cần sự giúp đỡ của anh và sẽ nhượng bộ. Nhưng nó đã không cần.
– Nguyên nhân bé Thu không không nhận cha nằm ở chỗ tấm hình của ông Sáu và khuôn mặt ông ngoài đời khác nhau. Mọi lời giải thích đều vô nghĩa. Theo lô-gic thông thường, những hành động của bé Thu thật đáng ghét. Nhưng nhìn từ phía khác, đó lại chính là nét đẹp trong tính cách của Thu. Bé Thu yêu cha sâu sắc đến nỗi nếu ai không giống cha nó trong ảnh thì nó không thể nhận. Đây là thái độ dứt khoát, kiên định của cô bé.
b.Khi nhận ra người cha thân yêu.
– Trong buổi sáng cuối cùng, trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé thay đổi đột ngột.
+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ ba” và đó là tiếng kêu như xé, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới; nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa {…} hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ, hai tay không thể giữ được ba nó, nó dạng cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
– Bé Thu nhận ra cha vì được bà ngoại giải thích. Đêm ấy, “ nghe bà kể, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Chi tiết này cho thấy cô bé suy nghĩ và hối hận về những hành động của mình. Nhưng thật cảm động và đau đớn vì đây là tiếng gọi ba lần cuối vì sau đó ông Sáu đã hi sinh.
=> Qua biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét tính cách của nhân vật. Đó là một tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi; bên cạnh đó, ở Thu còn có nét cách tính cứng cỏi đến mức tưởng như là ương ngạnh, nhưng dù sao bé Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ.
– Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ, ta thấy tác giả tỏ ra am hiểu và diễn tả rất sinh động tâm lí trẻ em.
– Trong lần về thăm nhà, ngày đầu tiên sau tám năm xa cách, vì tình thương và nỗi nhớ con chất chứa đã nhiều năm nên không thể bình tĩnh mà rất nôn nóng vồ vập(chú ý chi tiết: xuồng chưa cập bờ đã nhảy vội lên, bước vội vàng với những bước dài , kêu to, vẻ mặt xúc động làm vết thẹo dài bên má phải ửng đỏ lên giần giật).
– Trong những ngày ở nhà, ông Sáu đã tìm mọi cách để gần gũi, thương yêu con gái. Ông đã khao khát biết bao nhiêu tiếng gọi “ba” từ con gái mình.(Lúc bé Thu nấu cơm).
– Rồi ông chăm sóc nó (bữa cơm gắp trứng cá cho nó…)
– Tuy nhiên, tình cha đối với con được miêu tả kĩ lưỡng khi ông Sáu ở chíến khu:
+ Ông hối hận vì đã đánh con khi quá nóng giận.
+ Ông dồn toàn bộ niềm say mê, tình thương yêu để làm chiếc lược ngà cho con theo lời con dặn.(chú ý các chi tiết thể hiện tình yêu thương con: cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, tẩn mẩn khắc chữ, mài lên tóc mình cho thêm óng mượt).
+ Trước khi hi sinh, ông Sau đã nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu. Đó không phải là chiếc lược thông thường.