Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (Tiếp theo)

0

Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (Tiếp theo)

Bài tập
1. Bài tập 1, trang 141, SGK.
2. Bài tập 2, trang 142, SGK.
3. Bài tập 3, trang 142, SGK.
4. Bài tập 4, trang 142, SGK.
5. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu sau :
a) Sau một tuần được bạn Giang giúp đỡ, thầy giáo cho Nam 8 điểm môn Toán.
b) Từ trên nóc nhà năm tầng, toà nhà nằm ở chính giữa phố Trần Hưng Đạo.
c) Nhân dịp sinh nhật, bố mẹ em mua tặng em rất nhiều đồ chơi.
d) Vừa đi học về, bố mẹ em thông báo cho em một tin vui : cả nhà tối nay đi xem ca nhạc.
Gợi ý làm bài
1. Cách làm bài tập này tương tự như cách làm bài tập 1, Bài 29 trong sách này. sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ :
a) – Chủ ngữ : cầu ;
– Vị ngữ : được đổi tên thành cầu Long Biên.
2. Dùng câu hỏi để tìm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Ví dụ :
a) Mỗi khi tan trường, ai làm gì ?
– Học sinh ùa ra đường.
– Chúng em xếp hàng ra về.
– …
Điền : Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.
3. Dùng các câu hỏi xác định chủ ngữ, vị ngữ cho từng câu. Nếu không tìm được câu trả lời thì đây là các câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Làm như bài tập 2 trên đây để có cách chữa phù hợp. Ví dụ :
a) Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi.
4. Để phát hiện được lỗi trong các câu đã cho, phải chú ý đến mối quan hệ về nghĩa giữa các thành phần trong câu. Ví dụ:
a) Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
– Chủ ngữ : cây cầu ;
– Vị ngữ :
(1) đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông ;
(2) bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
Qua phân tích, ta thấy, về mặt nghĩa, chủ ngữ chỉ phù hợp với vị ngữ (1) mà không phù hợp với vị ngữ (2) – Cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Sau đây là một cách chữa :
Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

Leave a comment