Soạn bài: Chương trình địa phương phần tiếng việt – Ngữ Văn 9

0

Câu 1: Tìm những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác những từ địa phương mà em biết.

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

– Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

– Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

– Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm với phương ngữ khác hoặc từ toàn dân.

 Min Bc  Min Trung  Min Nam
  Bát         Đọi        Chén
  M          B         Má
  B          B         Ba

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.

– Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.

– Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

Câu 2:

– Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

– Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam, là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3:

– Giữa ngã – bổ – té, chọn ngã

– Giữa ốm – bệnh, ốm – gầy, chọn ốm là bệnh

Như vậy, phương ngữ Bắc dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4:

– Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.

– Việc sử dụng các từ ngữ địa phương này có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Leave a comment