Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (ngắn gọn) – Nguyễn Dữ
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (ngắn gọn) – Nguyễn Dữ
Câu 1:
Ý kiến đúng là B + D.
– Ý A không chính xác vì hành động của Tử Văn rõ ràng là Thấy sự gian tà thì không chịu được chứ không phải việc làm động chạm thần linh.
– Ý B và D đúng vì truyện đã giới thiệu Tử Văn tính cách khảng khái, nóng nảy, cương trực, diệt trừ hồn ma tên giặc cũng là diệt trừ kẻ thù của đất nước, nhân dân -> tinh thần dân tộc.
– Ý C không đúng vì việc Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa chứng tỏ chàng đã suy xét kĩ lưỡng chứ không phải tuổi trẻ hiếu thắng.
Câu 2:
Ý kiến đúng là tất cả các ý A, B, C, D.
A. Có một thế giới khác : thế giới cai trị của Diêm Vương phán xét công bằng.
B. Khát vọng công lí : Diêm Vương đem lại công lí cho người bị oan.
C. Đẩy xung đột kịch : nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh, tính cách, khắc sâu tư tưởng truyện.
D. Khuyên răn con người tránh làm điều ác để không bị trừng phạt, dũng cảm làm điều đúng đắn.
Câu 3:
Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên chứng tỏ sự đền đáp xứng đáng với con người dũng cảm đấu tranh chống cái ác. Tử Văn biểu tượng cho công lí là con người cương trực, dũng cảm. Đây cũng là khát vọng công lí của nhân dân. Cũng là sự khích lệ mọi người chống lại cái ác.
Câu 4:
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và đặc sắc :
– Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…
– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.
– Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.
Câu 5:
Chủ đề truyện : Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn, một người trí thức. Đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.
Luyện tập
Ý kiến về đoạn kết truyện :
– Đồng tình vì đó là cái kết đẹp thể hiện được khát vọng công lí của nhân dân : chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.
– Nếu không đồng tình thì đưa ra một cách kết khác.
Giaibaitap.me