Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – Trích Truyền kì mạn lục
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – Trích Truyền kì mạn lục
1. Dựa vào những tình tiết trong truyện, em hãy tìm và phân tích những điều bất công, oan ức mà một người phụ nữ hiền thục, nết na như Vũ Nương đã phải chịu đựng dưới chế độ phong kiến.
Đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trả lời:
Bài tập này có hai yêu cầu :
a) Đọc lại truyện, dẫn ra những tình tiết cho thấy nỗi bất công, oan ức mà Vũ Nương phải chịu đựng và phân tích theo hướng đó.
– Cuộc hôn nhân không bình đẳng.
– Tính cách gia trưởng ; sự hồ đồ, độc đoán của người chồng.
– Sự vũ phu, thô bạo của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến cái chết oan nghiệt.
b) Đánh giá ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm trong bối cảnh xã hội đương thời :
– Đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ.
– Cảm thương số phận oan trái của họ.
– Lên án sự bất công đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Theo em, chi tiết “cái bóng” có ý nghĩa như thế nào đối với kết cấu đầy kịch tính trong phần hai của truyện, nói về nỗi oan khuất của Vũ Nương ?
Trả lời:
Đoạn nói về nỗi oan khuất của Vũ Nương là một đoạn văn hay, giàu kịch tính, thể hiện rõ tài kể chuyện của tác giả. Em có thể giải bài tập theo những gợi ý dưới đây :
– Tìm hiểu tình huống bất ngờ, gây căng thẳng cho các nhân vật.
– Phân tích những diễn biến tình tiết và sự phát triển tâm lí các nhân vật qua từng giai đoạn : khởi đầu, đỉnh điểm.
– Chi tiết “cái bóng” xuất hiện có ý nghĩa như thế nào nếu như xem đây là một vở kịch ? Có thể so sánh với cách kể trong câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương để thấy sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
3. Hãy tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó. Theo em, hình ảnh cuối cùng của Vũ Nương trên sông Hoàng Giang có làm giảm bớt tính bi kịch của truyện hay không ?
Trả lời:
Có thể giải bài tập theo trình tự sau :
a) Đọc văn bản và tìm những yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực.
b) Tìm ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó :
– Đối với nhân vật Vũ Nương.
– Đối với kết cấu của truyện.
c) Trình bày những điều cảm nhận của riêng em về hình ảnh rực rỡ, uy nghi của Vũ Nương khi trở lại dương thế.
4. Trong bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị của vua Lê Thánh Tông ở phần Đọc thêm có câu kết: “Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”. Em có đồng ý với tác giả không ? Dựa vào những tình tiết trong truyện, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em (cũng có thể thay bằng một bài thơ).
Trả lời:
Đây là một bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng viết văn (hoặc làm thơ) trình bày cảm xúc cá nhân khi đọc tác phẩm văn chương.
a) Đọc bài thơ Lại bài viếng Vũ Thị của vua Lê Thánh Tông, tìm hiểu những cảm xúc của tác giả khi đi qua miếu thờ vợ chàng Trương, từ đó hiểu ý tứ cô đọng trong câu kết.
b) Dựa vào bài đã học, đặc biệt là đoạn phân tích về Trương Sinh, đưa ra những lí do khiến em đồng tình hay không đồng tình với câu thơ của vua Lê Thánh Tông, hoặc có thể có lời trách khác đầy đủ và sâu sắc hơn.
c) Viết đoạn văn (hoặc bài thơ) thể hiện lập luận (hoặc cảm xúc) của em.
.com