Soạn bài Cố hương – Lỗ Tấn
Câu 1: Truyện ngắn chia làm 3 phần theo trình tự thời gian.
– Đoạn 1 (từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”): trên đường về quê.
– Đoạn 2 (từ “Tinh mơ sáng hôm sau” đến “sạch trơn như quét”: những ngày ở quê. Sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là Nhuận Thổ.
– Đoạn 3 (phần còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.
Câu 2: Trong truyện có 2 nhân vật chính. Đó là Nhuận Thổ và “tôi” – người bạn thuở ấu thơ với Nhuận Thổ. Nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm vì mọi thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ đều được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật “tôi”. Ngoài ra nhân vật “tôi” là người ngồi thuyền về quê, ở quê, ngồi thuyền xa quê và suy ngẫm về những bức tường vô hình ngăn cách con người, ước vọng về một xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 3: Các phương thức biểu đạt ở từng đoạn”
– Đoạn (a) chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với “tôi” hiện nay).
– Đoạn (b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ, qua đó có thể thấy tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
– Đoạn (c) chủ yếu dùng phương thức lập luận, thông qua đó tác giả muốn hướng tới việc phải tạo ra con đường mới, phải thay đổi nông thôn và thay đổi cả xã hội Trung Quốc, để có một xã hội mới, không có sự cách bức, cũng không có sự hủy hoại, làm cho con người mụ mị như xã hội phong kiến đương thời.
Giaibaitap.me