Soạn bài Đại cáo bình Ngô (tiết 1) – Nguyễn Trãi

0

I. Đọc- hiểu

Câu 1:

– Nguyễn Trãi sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội: Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên thay, quân Minh xâm lược nước ta, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Ly và các triều thần. Nguyễn Trãi muốn theo cha làm tròn đạo hiếu, nghe lời cha dặn quay về “nhỡ nhục cho nước, trả thù cho cha”. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một “trai thời loạn”. Sự biến động dữ đội của lịch sử dẫn tới bi kịch mất nước nhưng từ trong bi kịch ấy, lòng yêu nước, chí căm thù, tinh thần quả cảm dám xẻ thân vì giang sơn xã tắc đã hun đúc những phẩm chất của một trang anh hùng.

– Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách và trở thành quân sư bên cạnh Lê Lợi, đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao… ở Nguyễn Trãi.

– Bước sang thời kì hoà bình, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị thì đời ông chuyển sang giai đoạn khó khăn, bi thảm: bị bọn lộng thần ghen ghét, bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. Nguyễn Trãi tìm đến thiên nhiên nhưng tấm lòng trung quân, ái quốc vẫn “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

– Vụ án Lệ Chi viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Đây là vụ án lớn nhất, oan khốc nhất lịch sử Việt Nam. Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”, những tác phẩm trước của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấy gần như nguyên vẹn trong lòng dân.

Câu 2                            

a. Những tác phẩm tiêu biểu.

Nguyễn Trãi có những đóng góp lớn cho nền văn hoá dân tộc. Sáng tác của ông thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, quân sự… các thể loại gồm: văn chính luận, văn khoa học (chữ Hán), thơ (chữ Hán và chữ Nôm)… Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mở cho đời sau. Về lịch sử, Nguyễn Trãi có Lam Sơn thực lục, vể địa lí có Dư địa chí. Văn chính luận (chính trị, quân sự) có Quân trung từ mệnh tập; thơ chữ Hán có Ức Trai thi tập, tập chữ Nôm có Quốc Âm thi tập… Thơ văn của Nguyễn Trãi mang tính mẫu mực cổ điển.

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn chương to lớn, được đánh giá như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một “thiền cổ hùng văn”.

Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán điêu luvện, tình tứ, tao nhã của Nguyễn Trãi mà mỗi bài là một mảnh hồn của úc Trai tiên sinh.

Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ chữ Nôm sớm nhất còn lại đến ngày nay, tập thơ thể hiện ý thức về tiếng nói dân tộc cũng là ý thức tự tôn dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, văn học. Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã sáng tạo những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn rất tài tình…

b. Đặc điểm thơ văn Nguyễn Trãi.

– Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc” (dân vi bản), tư tưởng đó hoà quyền với tinh thần yêu dân, yêu nước.

– Có ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài đem tài, đức cống hiến cho dân cho nước, cho đời).

– Triết lí giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm về cuộc đời, thể hiện nhân cách cứng cỏi, trong sáng, thích làm điều thiện, không tham danh lợi.

– Tình yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn

– Tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn

– Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt, vì những tác phẩm thơ ca bằng chữ Nôm của ông có vị trí khai mở cho nền thơ ca nước nhà. Thơ Nguyễn Trãi dùng nhiều hình ảnh đẹp mang tính dân tộc (bên cạnh những hình ảnh có tính ước lệ trong văn học Hán). Nguyễn Trãi đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ, đặc biệt là ca dao, tục ngữ, từ láy… Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn chưa từng có trước đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt, phổ biến trọng thế kỉ XV, XVI.

Câu 3

Nguyễn Trãi không chỉ là một con người vĩ đại với những tư tưởng lớn lao phi thường mà Nguyễn Trãi còn mang một tâm hồn nghệ sĩ rất đỗi lãng mạn, thậm chí có lúc đa tình. Một số bài thơ, bài thơ tiêu biểu thể hiện điều đó như:

Tình như một bức phong còn kín

Gió nơi đây gượng mở xem

(Cây chuối)

Khách đến chim mừng hoa xảy rụng

Chè tiên (nấu) nước ghín (gánh) nguyệt đeo về

(Thuật hứng -3)

– Láng giềng một áng mây bạc

Khách khứa hai ngàn núi xanh

Có thuở biếng thăm bạn cũ,

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh

(Bảo kính cảnh giới -42)

– Bao giờ nhà dựng đầu non

Pha trà nước suối gối hòn đá ngơi

(Hà thời kết ốc vân phông hạ

Cấp gian phanh trà chẩm thạch miên)

(Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác)

Câu 4

a. Giá trị nội dung: Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc”, tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước, lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Cũng xuất phát từ tư tưởng này mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa.

– Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời), đồng thời mang những triết lí giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm. Tinh yêu thiên nhiên, tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn cũng là một trong những nội dung đặc sắc của thơ văn Nguyễn Trãi.

b. Giá trị nghệ thuật: “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn). Ông là người đật nền móng cho thơ ca Tiếng Việt. Thơ Nguyễn Trãi dùng từ ngữ, hình ảnh mang tính dân tộc. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn và được coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt phổ biến trong thế kỉ XV, XVI.

Giaibaitap.me

Leave a comment