Soạn bài Danh từ

0

Soạn bài Danh từ

 Bài tập
1. Bài tập 1, trang 87, SGK.
2. Bài tập 2, trang 87-, SGK.
3. Bài tâp 3, trang 87, SGK.
4. Bài tập 5, trang 87, SGK.
5. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau : đá, thuyền, vải. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đó.
Mẫu:
Hòn
Phiến
Mẩu                                                                Đá
Tảng
Viên

6. Hãy tìm những danh từ khác nhau có thể kết hợp với mỗi đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên sau : bức, tờ, dải.
Mẫu:
Giấy
Lịch                                                                  Tờ
Báo

7. Trong hai trường hợp sau đây, trường hơp nào có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên vào chỗ trống ?
a) … mèo nhà hàng xóm tha mất miếng thịt
b) … mèo là động vật ăn thịt
Gợi ý làm bài
1. HS quan sát các sự vật xung quanh và tự tìm các danh từ theo yêu cầu của bài tập. Đặt câu với một trong các danh từ đó, ví dụ :
Em rất thích đọc sách.
2. Loại từ :
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài viên,…
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quyển, trái, quả,…
3. Danh từ :
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác : yến,…
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng : bó,…
4. Một số danh từ trong bài chính tả :
– Chỉ đơn vị : que,…
– Chỉ sự vật : cha mẹ,…
5. Một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (xem mẫu trong bài tập).
– Sự khác nhau trong các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên nằm ở nghĩa của chính những danh từ đó.
Ví dụ :
+ hòn : chỉ những vật nhỏ hình khối gọn thường tròn (gần tròn) : hòn đá, hòn bi,…
+ mẩu : chỉ phần rất nhỏ còn lại hoặc bị tách rời ra khỏi một chỉnh thể : mẩu đá, mẩu gỗ,…
– HS dựa vào mẫu đã cho để tìm những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau cùng có khả năng kết hợp với các danh từ đã cho. Tốt nhất nên kết hợp với các từ chỉ số lượng như : một viên đá, một hòn đá, một phiến đá để tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cho dễ.
6. Bài tập này ngược lại với bài tập 5, tức là cho trước danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, yêu cầu HS tìm các danh từ khác nhau có thể kết hợp với chúng.
Qua hai bài tập, HS cần rút ra kết luận : Có thể có nhiều đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau kết hợp với một danh từ, ngược lại một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cũng có thể kết hợp với nhiều danh từ khác nhau.
7. Trường hợp a có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ). Trường hợp b giới thiệu một khái niệm, không hàm chỉ số lượng nên không có danh từ chỉ đơn vị đi kèm.

Leave a comment