Soạn bài Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

0

Soạn bài Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Bài tập
1. Bài tập trang 69, SGK.
2. Tìm cụm chủ – vị (C – V) làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong đoạn trích sau và cho biết chúng là thành phần gì.
   Hôm nào, cũng vào chặp này, anh mới về. Anh đi, rất đúng giờ. Thật ra anh chả làm sở nào hết. Buổi sáng, anh cắp một tờ báo hay một cuốn truyện cũ đi. Anh đã đọc thuộc làu cả những quảng cáo ở báo hay nhớ hết từng đoạn văn trong cuốn truyện mang đi. Người ta bảo anh thất nghiệp. Có người lại bay bướm hơn báo anh làm sở lục lộ.
(Nam Cao)
3. Cho các câu sau đây :
–  Vừa dứt câu, roi gân bò quất vào mặt tôi, khiến tôi tối tăm cả mặt mũi.
(Nguyễn Công Hoan, Thằng ăn cướp)
–  Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
   a) Hãy tìm chủ ngữ.
   b) Cho biết các chủ ngữ đó có cấu tạo như thế nào.
4. Hãy tìm và so sánh cấu tạo của phụ ngữ cụm động từ vị ngữ trong hai câu sau đây.
   a)  Lí Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng.
(Nam Cao, Chí Phèo)
   b)  A, ra một gã chuột bạch đang quay tơ.
(Tô Hoài, Chuyện gã chuột bạch)
 
Gợi ý làm bài
1.  Để giải bài tập này, trước hết các em cần hiểu thế nào là dùng cụm C – V để mở rộng câu (xem Ghi nhớ, trang 68, SGK) phần nào trong câu có thể được cấu tạo bằng cụm C – V (xem Ghi nhớ, trang 69, SGK). Đồng thời các em cũng cần nắm được cấu trúc tổng thể của câu, tránh tình trạng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”.
   Cũng cần lưu ý rằng trong câu có thể có hơn một cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ. Chẳng hạn, có hai cụm C – V (in đậm) trong câu d :
   Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
   Hai cụm C – V này lần lượt làm chủ ngữ của câu (một bàn tay đập vào vai) và phụ ngữ của cụm động từ (hắn giật mình).
2.  Trong đoạn trích này, có hai cụm C – V làm phụ ngữ của cụm động từ.
3.  Trong các câu đã cho, chủ ngữ có cấu tạo là kết cấu C – V.
4.  Trong câu a, phụ ngữ cụm động từ vị ngữ có cấu tạo là một kết cấu C – V, còn trong câu b phụ ngữ cụm động từ vị ngữ có cấu tạo là một từ.

Leave a comment