Soạn bài hai cây phong

0

(Trích Người thầy đầu tiên)

I. Hướng dẫn tìm hiểu đọc hiểu

Câu 1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao mạch kể xưng tôi quan trọng hơn ?

-Đứng về góc độ kể thì “chúng tôi’’ và “tôi’’ là một.

+ Khi hồi tưởng về những kỉ niệm cùng với “bọn con trai’’ ngày ấy, người đã kể xưng “chúng tôi’’ nghĩa là nhân danh cho cả bọn (những đứa trẻ cùng trang lứa).

+ Người kể chuyện xưng “tôi” – ngôi thứ nhất – là một họa sĩ, anh ta đang đứng ở hiện tại để kể về hai cây phong. Khi từ hiện tại trở về quá khứ người kể đã tạo ra mạch kể thứ hai (xưng chúng tôi) của truyện.

-Hai mạch kể này bổ sung cho nhau, lồng ghép với nhau trong cảm xúc dạt dào của nhân vật tôi.

-Mạch kể xưng “tôi’’ quan trọng hơn vì:

+ Giữ vai trò là người chứng kiến kể lại câu chuyện.

+ Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, bằng sự cảm nhận và rung động rất sâu sắc của nhân vật tôi.

Câu 2. Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa ?

a.Thế giới kì diệu :

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi’’, cái thu hút người kể chuyện và làm cho bọn trẻ ngây ngất đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt mọi trẻ khi từ ở những cành cao nhất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống :

-Tầm thấp : Đất rộng bao la khiến cho bọn trẻ phải nín trở ngồi lặng đi vì kinh ngạc, sửng sốt, chuồng ngựa nông trang vốn được coi là tòa nhà rộng nhất thế gian, thế mà giờ đây chỉ như một căn xép bình thường.

-Tầm xa : Nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa biết đến và thấy cả những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói.

-Tầm sâu : Chúng tôi nép mình suy nghĩ, chúng tôi nép mình lắng nghe đã phải là nơi tận cùng của thế giới chưa ?

Lời thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn sau chân trời xa thẳm  = > mở ra chiều sâu của suy nghĩ, của trí tuệ, tâm hồn trẻ thơ.

= > Thế giới vừa mênh mông rộng lớn vừa huyền ảo bí ẩn, đánh thức khát vọng của con người.

b.Ngòi bút đậm chất hội họa :

Tính chất của hội họa được thể hiện trên hai phương diện màu sắc và đường nét :

-Đường nét :

+ Đất rộng bao la

+ Dải thảo nguyên hoang vu

+ Những dòng sông tận chân trời

+ Những đám mây, những đồng cỏ.

Những nét vẽ hết sức phóng khoáng, bay bổng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.

-Màu sắc :

+ Màu trắng của làn sương mờ đục

+ Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc

+ Màu bạc lấp lánh của những con sông.

= > Những sắc màu tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).

Câu 3. 

-Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau :

+ Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò : trèo cây, phá tổ chim với tiếng reo hò, huýt còi ầm ĩ, làm chấn động cả vương quốc loài chim.

+ Cây phong có dáng sinh động khác thường : giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiên đung đưa mời chào chúng tôi đến.

+ Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt : giữa một ngọn đồi phía trên làng Ku-ku-rêu của thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông, đi từ phía nào đến làng cũng thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa xôi đều đưa mắt nhìn cây phon thân thuộc đầu tiên.

+ Hai cây phon có liên quan đến nghề họa sĩ của nhân vật “tôi’’.

+ Hai cây phong đã chắp cánh cho những thế hệ học trò, giúp lũ trẻ mở rộng tầm mắt, thắp lên mơ ước vươn tới chân trời xa.

-Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì :

+ Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.

+ Cây phong cất tiếng rì rào suốt đêm ngày đủ mọi cung bậc y như tiếng thở than và nhịp sống của con người, khi như tiếng thủy triều, khi như tiếng thì thầm tha thiết, khi bỗng dưng im bặt, khi như tiếng thở dài thương tiếc, khi reo vù vù như lửa cháy rừng rực…

= > Cả một thế giới âm thanh đa dạng, phong phú vừa nhẹ nhàng vừa dữ dội, vừa như tiếng người lại vừa như cả tiếng của vạn vật của muôn trùng cây cỏ, sóng nước đại dương.

= > Đoạn văn như khúc nhạc du dương, nhiều so sánh độc đáo, thú vị, cây phong còn là biểu tượng cho quê hương.

Nhân vật tôi đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết.

Câu 4. Lựa chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc.

Văn bản có nhiều đoạn hay, em có thể lựa chọn một trong những đoạn văn sau đây :

-Từ Phía trên làng tôi cho đến hai cây phong thân thuộc ấy.

-Từ Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây đến lửa bốc cháy rừng rực.

-Từ Vài năm học cuối cùng đến không gian bao la và ánh sáng.

-Từ Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong đến Trường Đuy-sen.

Leave a comment