Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn – trích)
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn – trích)
1. Căn cứ vào đoạn trích, em hãy lập biểu đồ cuộc hành quân chiến đấu của vua Quang Trung từ lúc xuất quân tại Phú Xuân cho đến khi tiến binh vào Thăng Long (ghi rõ ngày tháng, những điểm dừng, những công việc đã tiến hành ở nơi đó, những trận đánh).
Trả lời:
Bài tập nhằm giúp em dễ ghi nhớ bài học đối với một văn bản dài như đoạn trích, lấy đó lảm căn cứ để tiếp cận tác phẩm, giúp cho việc đọc – hiểu được dễ dàng hơn.
Yêu cầu chủ yếu là em lập được một biểu đồ đầy đủ nhât, sáng rõ nhât. Có thể đối chiếu trên bản đồ Việt Nam, nếu ghi được độ dài từng chặng đường càng tốt.
2. Chi tiết vua Quang Trung – giữa cuộc hành quân khẩn cấp – cho vời “người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp” để hỏi ý kiến về việc đánh giặc có ý nghĩa như thế nào đối với việc khắc hoạ hình tượng nhân vật ?
Trả lời:
Chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa đáng kể trong việc khắc hoạ hình tượng vua Quang Trung.
– Trước hết, cần biết “người công sĩ ở huyện La Sơn” là ai. Nguyễn Thiếp còn gọi là La Sơn Phu Tử (1723 – 1804), quê ở làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là một trí thức có tài, am hiểu thời thế và có lòng thương dân sâu sắc. Thời Lê – Trịnh, ông có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về ẩn dật ở quê nhà, dạy học và làm thơ. Việc vua Quang Trung gặp gỡ Nguyễn Thiếp là chuyện có thật mà lịch sử đã ghi lại.
– Vua Quang Trung hỏi ý kiến Nguyễn Thiếp về vấn đề gì ?
– Thái độ của nhà vua trong cuộc đối thoại này như thế nào ?
– Qua đó, em có thể rút ra điều gì về đức tính của vua Quang Trung ?
– Nhận xét về ngòi bút miêu tả nhân vật lịch sử thông qua sự kiện lịch sử của các tác giả.
3. Qua đoạn văn thuật lại cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm ở Tam Điệp, em cảm nhận được những đức tính gì của người cầm quân đại tài đó ?
Trả lời:
Có thể làm bài tập theo trình tự sau :
– Tìm hiểu xem vì sao Ngô Văn sở và Phan Văn Lân lại phải “mang gươm trên lưng mà xin chịu tội”.
– Phân tích lời phán xử nghiêm minh mà có tình có lí của vua Quang Trung.
– Phân tích câu nói thứ hai của vua Quang Trung sau khi Thì Nhậm lạy tạ ơn để thấy tầm nhìn chiến lược của người cầm quân đại tài.
– Đưa ra những điều cảm nhận về những đức tính của vua Quang Trung trong việc dùng người và trong phép dụng binh.
4. Phân tích lời dụ của vua Quang Trung với quân sĩ trong cuộc duyệt binh ở doanh trấn Nghệ An ; tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của đoạn văn đó.
Trả lời:
Bài tập nhằm giúp em tiếp cận sâu một đoạn văn hay của tác phẩm. Để làm bài tập, em cần lưu ý những điểm sau đây :
a) Căn cứ vào đoạn trích, tìm hiểu tầm quan trọng của cuộc duyệt binh này trong toàn bộ chiến dịch của vua Quang Trung và bối cảnh lịch sử khi nhà vua nói trước quân sĩ để thấy ý nghĩa thiêng liêng của lời phủ dụ.
b) Tìm hiểu nội dung lời dụ của vua Quang Trung và những lí lẽ nhà vua đưa ra để đạt tới mục đích đó (lời kêu gọi thấu tình đạt lí, quân lệnh nghiêm khắc).
c) Nhận xét về tác động của lời nói đó đối với quân sĩ.
d) Theo em, đoạn văn có giá trị nghệ thuật ở những điểm nào ?
5. Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật sự kiện lịch sử của tác giả qua đoạn trích.
Trả lời:
Nên chú ý Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, vậy thì, ngoài việc ghi chép chân thực các sự kiện lịch sử đang biến động thật gấp gáp, khẩn trương còn phải tái hiện được không khí lịch sử và khắc hoạ được những con người của một thời đại lịch sử. Xuất phát từ đặc điểm đó sẽ có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật đặc sắc ở đoạn trích.
.com