Soạn bài Hội thoại (Tiếp theo)
Soạn bài Hội thoại (Tiếp theo)
1. Bài tập 1, trang 102, SGK.
Trả lời:
Cần xét xem những ai nói nhiều lượt hơn người khác, ai cắt lời người khác, ai gần như không tham gia cuộc thoại, cách xưng hô và những cử chỉ kèm theo lời nói của từng người như thế nào.
2. Bài tập 2, trang 103 – 107, SGK.
Trả lời:
Bài này có ba câu hỏi, hướng giải đáp như sau :
a) Cần xét xem vào mỗi giai đoạn của cuộc thoại (chủ yếu là phần đầu và phần cuối cuộc thoại) ai nói nhiều lượt hơn, nhiều lời hơn, ai im lặng nhiều hơn.
b) Cần nắm vững hoàn cảnh của cuộc thoại : Chị Dậu trở về nhà để báo cho cái Tí một tin rất đau lòng là chị phải bán nó cho nhà Nghị Quế. Cái Tí lúc đầu chưa hề biết điều này.
c) Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo thì việc nó bị bán càng gây xúc động, càng nặng nề.
3. Bài tập 3, trang 107, SGK.
Trả lời:
Có thể tìm lời giải đáp qua những hiểu biết của em về truyện Bức tranh của em gái tôi, và gần gũi hơn, trực tiếp hơn là qua những lời trình bày tâm trạng của nhân vật “tôi” tiếp sau hai câu hỏi của bà mẹ.
4. Bài tập 4*, trang 107, SGK.
Trả lời:
Em tự tìm câu giải đáp bằng cách xác định hoàn cảnh có thể sử dụng mỗi câu nói trên. Ví dụ : Khi cần im lặng để giữ bí mật thì có thể sử dụng câu nào ?
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (chú ý các từ ngữ được in đậm) :
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn (= cai lệ) :
– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tính được một lúc, ông tha cho !
– Tha này ! Tha này !
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thế chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại :
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng :
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ỉ
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. […]
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu hỏi :
a) Trong cuộc thoại trên, chị Dậu có mấy lượt lời ?
b) Trong mỗi lượt lời, chị Dậu tự xưng mình bằng từ gì và gọi người lính lệ bằng từ gì ?
c) Sự thay đổi trong ba lần tự xưng và gọi người cai lệ chứng tỏ điều gì đang diễn ra trong tâm trạng của chị Dậu ? Từ ngữ nào trong đoạn hội thoại chứng minh điều này ?
Trả lời:
Mục đích của bài tập này là giúp HS nhận biết sự thay đổi thái độ của chị Dậu đối với người cai lệ diễn ra như thế nào và vì sao lại có sự biến đổi đó.
a) Đếm lượt lời của chị Dậu (phân biệt với những cách trả lời khác nhau của người cai lệ).
b) Để trả lời câu này một cách trực quan, tốt nhất là nên liệt kê từ chị Dậu tự xưng và từ chị gọi người cai lệ trong các lượt lời của chị vào trong bảng sau đây :
Thứ tự lượt lời của chị Dậu
Từ chị Dậu tự xưng
Từ chị Dậu gọi cai lệ
Lượt lời thứ nhất
c) Để làm câu này có thể dựa vào bảng kê ở trên ; đọc kĩ cảnh đối thoại trên để tự tìm các từ ngữ thể hiện sự thay đổi trong ba lần tự xưng của chị Dậu.