Soạn bài lớp 12: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

0

Bố cục

– Phần 1: cuộc hoán đổi hồn Trương Ba

– Phần 2: Cuộc sống của Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt

– Phần 3: kết thúc sự hoán đổi, toàn vẹn là con người cũ

Câu 1 (trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Qua đoạn đối thoại, thông điệp tác giả muốn gửi gắm

+ Bi kịch con người khi không được là chính mình: phải sống nhờ, nương tựa vào người khác

+ Tạo ra hình ảnh người có tâm hồn thanh cao trú ngụ trong thể xác cục cằn, thô lỗ, sự hoán đổi không hợp lí này tạo nên vấn đề mà tác giả đặt ra cho người đọc

+ Trương Ba đối thoại với hàng thịt, ông chán cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi chung nhưng không thể thay đổi tình thế

→ Cuộc đối thoại làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình tất sẽ có nhiều đắng cay, cuộc sống mất đi ý nghĩa

Câu 2 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Điều khiến người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất chính là

+ Lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, trớ trêu: tâm hồn cao khiết ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục

+ Dù không muốn đôi khi Trương Ba vẫn phải làm những điều trái ngược với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi

+ Sự thay đổi khiến cho người thân của ông phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn

+ Chính bản thân Trương Ba cũng không nhận ra mình, đó cũng là sự thật khi con người để nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn

→ Trương Ba rơi vào tình trạng bị xa lánh, không ai yêu quý, thấu hiểu

Câu 3 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:

– Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần

– Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt

– Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:

+ Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một

+ Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác

Ý nghĩa:

+ Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn

+ Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời

– Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch

Câu 4 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba không đồng ý:

+ Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất

+ Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn,

+ Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình

– Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn

Câu 5 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn kết mang ý nghĩa thúc đẩy nhận thức của con người về cách sống, tránh những tổn thương về tâm hồn

– Được sống là điều quý giá thật, nhưng được sống là chính mình, trọn vẹn với giá trị của bản thân còn quý giá hơn

Luyện tập

Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tí:

– Mẹ cu Tí không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào

– Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của đứa trẻ

– Trương Ba không vẫn giữ nguyên cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba

– Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn

– Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác

Leave a comment