Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

0

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu

1. Bài tập trang 112 -113, SGK.
Trả lời:
Để thực hiện yêu cầu của bài tập, cần dựa vào nội dung phần Ghi nhớ (trang 112, SGK) để xem trật tự từ trong mỗi bộ phận câu hay câu đã dẫn tạo ra những hiệu quả diễn đạt như thế nào. Khi phân tích, có nhiều trường hợp, phải xét quan hệ giữa bộ phận câu hay câu đã cho với những bộ phận câu hay câu đứng trước hoặc đứng sau nó mới thây hết được vì sao tác giả chọn trật tự từ này mà không chọn trật tự từ khác. Chẳng hạn, cách viết hò ô tiếng hát trong câu thơ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát có liên quan đến từ Lô đứng ngay trước hò ô và liên quan đến tiếng ngạt trong từ ngào ngạt ở cuối câu thơ đứng trước câu thơ ấy. Giải thích được mối liên quan này, các em sẽ hiểu cách sắp xếp trật tự từ ở đây thuộc vào trường hợp nào trong những trường hợp được tổng kết ở phần Ghi nhớ.
2. Tóm tắt một trong ba đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) hoặc Lão Hạc (Nam Cao) bằng một đoạn văn ngắn. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một câu ở đoạn văn của em.
Trả lời:
Để thực hiện yêu cầu 1 của bài tập, cần ôn lại cách thức tóm tắt văn bản tự sự đã học ở đầu lớp 8. Điều cốt yếu là phải nêu được một cách ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích bằng lời văn của mình. Đoạn văn tóm tắt không cần dài.
Cách giải thích lí do sắp xếp trật tự từ giống như cách làm ở bài tập 1. Khi phân tích đoạn văn của mình, em cũng có thể phát hiện ra một đôi chỗ mình sắp xếp trật tự từ chưa hợp lí. Trong trường hợp ấy, em có thể thay đổi trật tự từ cho hợp lí hơn.
3. Chọn câu thích hợp điền vào đoạn văn sau :
a) Phía bên kia đường chợt vọng sang tiếng ô tô nố máy.
b) Phía bên kia đường tiếng ô tô nổ máy chợt vọng sang.
Nó để ý về phía tay trái có một dãy tường rất cao nằm gần kề tường hồi ngôi nhà nó đang núp. Bên trên dãy tường có hàng cọc sắt nghiêng nghiêng, chẳng dây thép gai. […] Tiếng sắt thép va chạm, tiếng người xì xồ gọi nhau.
(Phùng Quán, Tuổi thơ dữ dội)
Trả lời:
Câu (a) có vị ngữ (V) đứng trước chủ ngữ (C). Đó là câu tồn tại. Còn câu (b) là câu miêu tả, có C đứng trước V cần dựa vào nội dung Ghi nhớ (trang 112, SGK), đồng thời ôn lại kiến thức đã học về Câu miêu tả và câu tồn tại (Ngữ văn 6, tập hai, trang 119) để xem cách sắp xếp trật tự nào thể hiện đúng trình tự quan sát của người nói và phù hợp với các câu đứng trước, đứng sau.

Leave a comment