Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên)
1. Trịnh Hâm là một nhân vật đối lập hoàn toàn với lí tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Em hiểu điều đó như thế nào ? Hãy giải thích và chứng minh qua hành động của Trịnh Hâm ở đoạn trích.
Trả lời:
– Trong bài học, nhân vật Trịnh Hâm đã được phân tích để làm rõ sự đối nghịch giữa cái thiện và cái ác. Bài tập nhằm tìm hiểu sâu thêm về nhân vật phản diện này trên cơ sở lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa của tác giả.
– Em hiểu như thế nào về lí tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu ? (Hãy giải thích một cách đơn giản theo cách hiểu của em sau khi học Truyện Lục Vân Tiên về hai chữ nhân, nghĩa và về lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua tác phẩm.)
– Đối lập với các nhân vật lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu – những con người có nhân, có nghĩa như : Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Ngư,… – thì Trịnh Hâm thuộc hạng người nào ?
– Chứng minh điều đó qua hành động của Trịnh Hâm ở đoạn trích này.
2. Tấm lòng nhân hậu, bao dung của ông Ngư và gia đình ông đối với Lục Vân Tiên biểu hiện đậm nét nhất ở những câu thơ nào trong đoạn trích ? Hãy bình giảng những câu thơ đó.
Trả lời:
– Đọc lại đoạn trích, tìm ra những câu thơ mà em cho là biểu hiện tập trung nhất tấm lòng nhân hậu, bao dung của ông Ngư và gia đình ông đối với Lục Vân Tiên.
– Bình giảng những câu thơ đó, làm nổi rõ ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật của nó.
– Có thể nói thêm những điều cảm nhận của riêng em và so sánh với hành động hoàn toàn trái ngược của Trịnh Hâm ở đoạn trích này.
– Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
3. Đọc đoạn thơ nói về cuộc sống lao động của ông Ngư (từ câu “Nước trong rửa ruột sạch ươn” cho đến hết đoạn trích), em cảm nhận được những điều gì ? (Về hình tượng nhân vật, về tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm trong đó và về nghệ thuật.)
Trả lời:
Đây là một đoạn thơ hay của tác phẩm, em cần đọc kĩ để cảm thụ vẻ đẹp của nó về cả nội dung và nghệ thuật. Nên lưu ý : hình tượng nhân vật ở đây được xây dựng theo kiểu lí tưởng hoá và bút pháp chủ yếu là tượng trưng, cho nên nó mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Cụ Đồ Chiểu đã gửi gắm cả tâm tư, tình cảm và ước vọng của mình qua hình tượng nghệ thuật đó. Em có cảm thấy nhân vật ông Ngư ở đây phảng phất bóng dáng của một loại nhân vật nào trong văn học trung đại không ?
.com