Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

0

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

1. Bài tập 2.b, trang 83, SGK.
Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:
b) Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm (như: vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,…)
Trả lời:
Tham khảo đoạn trích dưới đây:
Gần hai tháng nay, dịch cúm gà thì ai cũng thuộc. Trong chương trình thời sự mỗi tối đều có tin huỷ gà. Hình như đối với những nhà làm tin, cảnh bỏ gà chết vào bao, vứt xuống hố là chưa đủ sinh động và thời sự, nên có thêm rất nhiều cảnh nhồi gà lớn đang giãy giụa, vứt gà con đang vùng vẫy vào lửa.
[…] Giá như người viết báo nào, người làm tin truyền hình nào trong nhà cũng đang chứa chấp vài con gà thì may ra trong cách đưa tin mới có được sự thương nông dân. Người nuôi gà trông chờ cả vào đàn gà. Giờ vì việc chung, cần phải bảo vệ cộng đồng mà phải đem chúng đi giết thì phải giết. Nhưng đó là cơm áo, là mồ hôi, là cả những dự định bị tan tành của người ta, chưa kể đó còn là tình cảm của người ta. Cúm gà là một “ tai nạn”. Ngưòi đưa tin, làm báo ắt không thể đứng ngoài dửng dưng tường thuật tai nạn của người khác theo cái lối “máu lạnh” đó được.
Cho nên, thỉnh thoảng đọc được những tin “đầy tình người’’ về dịch bệnh thì mừng vô kể. […] Hôm trước, trên một tờ báo có đăng một bức ảnh thật cảm động, chụp một con gà con đang được bế cho uống thuốc chủng. Đó cũng là ảnh nói về cúm gà, nhưng cúm gà ở một nước khác. Chắc chắn là ở nước đó, người ta cũng phải tiêu hủy gà bệnh, gà dịch thôi, để ngăn ngừa dịch. Nhưng cái quan điểm mà người chụp ảnh kia và tờ báo kia muốn đem đến cho người dân là quan điểm “cố bảo vệ mầm sống”, dù đó là mầm sống của một con vật thấp kém hơn ta rất nhiều. Và thật ra, không biết động lòng trước mầm sống thì làm sao bảo vệ mầm sống được ?
(Thảo Hảo, Nhân trường hợp chị Thỏ Bông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004)
2. Cho biết đoạn trích sau sử dụng thao tác lập luận nào là chính. Vì sao ?
Quốc văn ta thường thấy có nhiều người cho là nghèo, ý là nói ít chữ. Nhưng tôi nghĩ về phươìigdiện thơ ca, thời (thì) sự nghèo đó có khi tức là giàu. Lấy toàn thể mà nói, thời bảo là có ít chữ, lấy một chữ mà nói thời lại có nhiều nghĩa, sự nhiều nghĩa của một chữ tức là sự giàu của chữ mà lại lợi cho phản thơ ca.
Nay hãy xem quốc văn ta với chữ Hán :
Thuỷ ta học là nước, nước (uống), nước (sông), nước (mưa), nước (non).
Quốc ta học là nước, nước (nhà).
Trước ta học là nước, nước (cờ).
Ở chữ Hán ba chữ mà ở chỗ ta chỉ có một. Một chữ nước có gồm nghĩa của ba chữ thuỷ, quốc, trước bên Hán văn. Đó là sự giàu nghĩa của chữ, mà thơ ca cũng có nhờ đó mà thêm chút ý vị hay. Ví như:
Mưa, mưa mãi, ngày đêm rả rích,
Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.
Những ai mặt biển chân trời,
Nghe mưa ai có nhớ lời nước non.
Đó là bốn câu cảm hoài trong cảnh mưa thu đất khách. Nhân mưa mà nói đến nước, nước mà “lời nước non”, ý vị đằm thắm, nếu đem dịch sang vãn Tây, văn Hán thời một chữ nước phái kém mà toàn bài mất hay.
Lại như câu:
Bước xuống thuyền chân giẫm nhịp ba,
Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng!
Thừa chữ ba, xuống chữ hai, đến chữ lòng, tuyệt hay, văn nước khác đố có người dịch nổi.
(Tuyển tập Tán Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
Trả lời:
Thao tác lập luận chính đuợc tác giả dùng trong đoạn trích là bình luận. Vì mục đích chủ yếu của đoạn trích này là đánh giá và bàn luận xung quanh đề tài : Tiếng Việt của chúng ta nghèo nàn hay phong phú. Đây là những lời nhà thơ Tản Đà nói vớỉ những người ít nhỉều am hiểu vấn đề, đấu tranh với họ, thuyết phục họ nghe theo dến giải của mình.
3. Anh (chị) sẽ đánh giá và bàn luận thế nào về các ý kiến có thể gây nhiều tranh cãi dưới đây :
a) Nhà văn Nam Phi Cô-ét-di, người vừa được Giải Nô-ben văn học năm 2003, đã có lần chua chát thốt lên : “Sao bọn trẻ bây giờ lười đọc và mắc tật “nghiền” in-tơ-nét đến thế. Tôi có cảm giác bây giờ Thượng đế cũng phải đứng sau in-tơ-nét”. Với sự sùng bái in-tơ-nét và truyền thông đa phương tiện (mun-ti-mê-đi-a), con người ngày nay sẵn sàng ngồi lì cả ngàv trong nhà và dán chặt cặp kính dày cộp vào màn hình của máy tính hoặc ti-vi. Và thói quen đọc sách không khéo dần dần chỉ còn tồn tại ở một số ít người mà rất có thể bị lớp trẻ hiện nay chê là “lỗi thời”, là “lạc hậu”…
(Theo Văn hoá đọc trong thời đại thông tin, tạp chí Ngày nay, số 6, 2004)
b)Tôi từng nhiều năm kiếm sòng bằng nghề tổ chức biểu diễn. Tôi nhận thấy rằng ớ sân khấu nhạc trẻ không có người già và ở sân khấu nhạc giao hưởng thính phòng không có người trẻ tuổi.
Tôi không nghĩ thế hệ trẻ có lỗi khi không đến với âm nhạc hàn lâm cổ điển. Tôi cũng không cho rằng lớp trẻ ngày nay, với sự sôi động, tràn đầy sinh lực và niềm đam mê cuồng nhiệt mắc lỗi gì, nếu họ có gây ra những phản cảm, bực bội cho ai đó trong những người già. Mỗi một thế hệ lại có những nhu cầu thấm mĩ riêng, mỗi một thế hệ đều tự biết tìm cho mình những thức ăn tinh thần phù hợp.
(Theo bài đăng trên báo Văn nghệ Trẻ, ngày 21- 9 – 2003)
c) Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự….thế giới cùng anh em chiến hữu…
(Theo bài tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử Thanhnienonline)
Trả lời:
Có thể tham khảo và nhận xét (tán thành hay phản đối) đoạn trích dưới dây :
Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì” trên blốc của một người bạn. Bạn ấy viết rằng : “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nống. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự… thế giới cùng anh em chiến hữu…”.
Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem. Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng ; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mẫn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…
Vâng! Có quá ích kỉ không, khi xung quanh chúng ta vẫn có những người đang sống trong cảnh nghèo khổ, vẫn có những người đang lang thang mong tìm một mái ấm, vẫn có những người đang ngày ngày chống chọi với tử thần,… thì chúng ta lại buồn chỉ vì không được cho tiền tiêu vặt như ý muốn, vì không được thời trang như diễn viên và buồn vì… không có chuyện gì đế buồn.
Tôi đã thật sự xúc động khi một lần tổ chức Tết Trung thu cho các em nhỏ và nghe một em bé mù nói: “Chị ơi, không biết mấy bạn mù khác có được vui Trung thu như ri không ?”. Thoáng sững sờ, tôi lặng ngắm khuôn mặt em, trên khuôn mặt ngây thơ ấy không có nỗi buồn của một con người bất hạnh mà chỉ có nỗi buồn của một người biết sống, biết nghĩ cho người khác.
Khi viết bài viết này, tôi 20 tuổi. Tôi tự biết mình chưa quá lớn để định nghĩa “Hạnh phúc là làm cho người khác được hạnh phúc”, nhưng tôi biết mình đã đủ trưởng thành để nhận ra rằng “Hãy biết trân trọng, nâng niu những gì trong vòng tay bạn bởi rất nhiều người đang thèm được như bạn đấy”,
(Theo bài tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Tlđđ)
4. Viết một bài văn ngắn để bình luận về một tác giả mà anh (chị) đã học trong sách Ngữ văn 11, tập hai.
Trả lời:
 Tham khảo bài viết sau:
Ngày 24 – 3 – 1926, cách đây đúng 80 năm, một tin chấn động loan khắp nước: chí sĩ Phan Châu Trinh đã qua đời. Ngày 4-4 tiếp liền đó, tại Sài Gòn, đã diễn ra đám tang của ông, mà Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đã báo cáo với Quốc tế Cộng sản là “ trong lịch sử người An Nam chưa từng được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ’. Hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự tang lễ, rồi trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu: thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chủ nghĩa thực dân.
Vì sao cái chết của con người ấy đã có thể gây ra trận “động đất” dữ dội đến vậy? Huỳnh Thúc Kháng dường như đã trả lời câu hỏi đó bằng đánh giá sau đây, thoạt nghe có thể rất lạ, ông viết. “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Nên chú ý ông không nói “nhà yêu nước”, cũng không nói “người chiến sĩ giải phóng dân tộc”, những danh hiệu cũng hết sức cao quý.
Nhà cách mạng – khác với người yêu nước, người chiến sĩ giải phóng dân tộc – là người chủ trương không chỉ chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước; nhà cách mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ một xã hội này sang một xã hội khác, khác tận gốc, về cơ bản.
Phan Châu Trinh là một người như vậy. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận ra một cách sáng rõ, toàn diện, có hệ thống và triệt để nhất cuộc toàn cầu hoá đang diễn ra thời bấy giờ trên thế giới, cuộc toàn cầu hoá lần thứ nhất; thế giới đã thay đổi một cách căn bản, đã bước sang một thời đại khác; và Việt Nam đã thua, nước mất, dân tộc lâm vào cảnh nô lệ tàn khốc, mọi cuộc vùng dậy cứu nước đều thất bại bi thảm… chính là vì đã u mê mịt mù không hề nhìn thấy được thực tế mới to lớn đó.
Vậy nên, bài học đầu tiên của Phan Châu Trinh là bài học về một tầm nhìn chiến lược, chiến lược thời đại. Chính từ đó ông chủ trương một cuộc cách mạng xã hội chứ không chỉ là một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm riêng rẽ, cụ thể.
Cũng từ đó, bài học thứ hai: vì vô cùng yêu nước, vô cùng đau đáu với số phận của dân tộc nên không hề mị dân, không tự hào hão một cách mù quáng, tự đánh lừa mình và đánh lừa quần chúng, Phan Châu Trinh là người dân nhìn thẳng vào những yểu kém chết người của dân tộc, hết sức quyết liệt, triệt để.
Một đỉnh núi cao thì càng đi ra xa càng thấy rõ hơn chiều cao của nó, và những dòng sông bắt nguồn từ đỉnh núi như vậy sẽ chảy đi rất xa. Những tư tưởng cơ bản của Phan Châu Trinh còn nóng hổi với hôm nay, thậm chí càng sống dậy sinh động hơn trong những ngày này, khị chúng ta lại một lần nữa đứng trước những thách thức mới của phát triển.
Nhà sử học Pháp Đa-ni-en Hê-mê-ri quả đã nói rất đúng: “Những nhan đề do Phan Châu Trinh xác định từ đầu thế kỉ XX, các thế hệ người Viêĩ Nam còn phải đám nhận lâu dài”.
(Lược trích từ Nguyên Ngọc, Nhà cách mang đầu tiên của Việt Nam, báo điện tử Tuoitreonline, ngày 21 —3 – 2006)

Leave a comment