Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Trong lớp chúng tôi, có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Crốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, và nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
Câu hỏi :
a) Dựa vào đâu để có thể nói đoạn văn trên sử dụng nhiều yếu tố nghị luận ?
b) Câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên là câu nào ? Có thể nêu luận điểm ấy một cách ngắn gọn là gì ?
c) Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận diễn dịch hay quy nạp ?
Trả lời:
a) Một đoạn văn sử dụng nhiều yếu tố nghị luận là đoạn văn người viết đưa ra nhiều phán đoán, nhận xét, đánh giá và các lí lẽ để thuyết phục một ai đó về một vấn đề nào đó. Đoạn văn nghị luận thường dùng ít câu miêu tả, trần thuật mà chủ yếu dùng câu khẳng định và phủ định.
Từ đặc điểm trên, đối chiếu với đoạn văn đã cho để trả lời câu hỏi.
b) Luận điểm của đoạn văn trên có thể nêu một cách ngắn gọn là : Một đứa rất xấu bụng hoặc Một học sinh xấu tính.
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Người ta bảo : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. U tôi như thế, chúng tôi không nỡ hư nữ hỏng […].
Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi :
Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thửa bơ vơ mới về.
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
( Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)
Câu hỏi :
a) Tìm những câu văn thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra các phần giả thiết và kết luận trong các câu đã xác định.
c) Các câu : Người ta bảo : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” và “Uốn cây phải uốn từ non” có vai trò gì trong đoạn văn trên ?
Trả lời:
a) Ví dụ câu : Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.
b) Trong câu trên, phần giả thiết là : Bà như thế ; phần kết luận là chúng tôi hư làm sao được.
c) Trong nghị luận, muốn có sức thuyết phục cao, người viết thường dựa vào các nhận xét, phán đoán có cơ sở vững chắc, những chân lí, những ý kiến của các cá nhân có uy tín như các lãnh tụ, các nhà văn hoá, nhà văn, những câu ca dao, tục ngữ đúc rút kinh nghiệm của nhân dân… Các câu : Người ta bảo : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà “và “Uốn cây phải uốn từ non.” như là các chân lí, làm cơ sở và chỗ dựa cho những suy luận tiếp theo.