Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
1. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều, tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo :
– Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chư chả vừa đâu : lão vừa xin tôi một ít bá chó…
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm :
– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi mộ bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cùng có thể lầm liều như ai hết… Một người như thế ấy … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư đê có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
(Nam Cao, Lão Hạc)
Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố tự sự và đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố kể việc và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau ? Trong đoạn văn trên có yếu tố miêu tả hay không ?
Trả lời:
Các yếu tố tự sự tập trung ở phần đầu đoạn văn với các sự việc chính :
Ông giáo kể về tính hay tự ái của lão Hạc, Binh Tư báo cho ông giáo biết lão Hạc xin hắn bả chó định đánh “con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão”. Các yếu tố biểu cảm thể hiện chính ở phần sau đoạn văn, thể hiện tình cảm và suy nghĩ của ông giáo trước sự việc Binh Tư báo cho biết (từ Hỡi ơi lão Hạc ! đến hết đoạn) ; đọc kĩ đoạn này sẽ thấy Nam Cao dùng nhiều dấu châm than (!) và dâu chấm hỏi (?) thể hiện tình cảm ngạc nhiên, đau xót, buồn bã trước một sự việc, một con người đáng kính đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.
Trong đoạn văn này, các yếu tố tự sự và biểu cảm tách rời nhau nhưng trong cả truyện thì chúng đan xen nhau. Ở đây không có yếu tố miêu tả.
2. Cho sự việc và nhân vật sau đây : Bà ngoại năm nay đã cao tuổi. Lâu rồi Nam không có điều kiện về thăm quê. Hôm nay chủ nhật Nam được cùng mẹ về quê thăm bà.
Từ tình huống trên, nếu viết một đoạn văn kể lại những giây phút đầu tiên khi gặp lại bà thì người viết nên sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào ? Hãy nêu lên một số yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đoạn văn này.
3. Tìm ba đoạn trích có các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong ba tác phẩm đã học : Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao. Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn trích đó.
4. Cho đề văn sau đây : “Nhân ngày 20 —11, em đến thăm cô giáo đã dạy mình hồi lớp Một. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ vui và đầy cảm động đó.”
Nếu phải viết đề văn trên, em sẽ nêu những sự việc gì, miêu tả điều gì và thể hiện tình cảm như thế nào ?
5. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Nhận xét nào đúng nhất trong các nhận xét sau đây :
Đoạn văn trên chủ yếu là :
A – Tự sự
B – Miêu tả
C – Biểu cảm
D – Miêu tả và biểu cảm
Trả lời:
Đoạn văn của Thanh Tịnh chủ yếu là dùng yếu tố miêu tả và biểu cảm để tái hiện lại cảnh vật và những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trong buổi đầu tiên đến trường (chọn D).
6. Chao ôi ! Đôi với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa,, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là nhừng người đáng thương ; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghỉ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
(Nam Cao, Lão Hạc)
Nhận xét nào đúng nhất trong các nhận xét sau đây :
Đoạn văn trên chủ yếu là :
A – Tự sự và miêu tả
B – Tự sự, lập luận và biểu cảm
C- Tự sự và lập luận
D – Miêu tả và biểu cảm
Trả lời:
Đoạn văn của Nam Cao mở đầu là biểu cảm (Chao ôi !) tiếp đến là lập luận bằng những câu hô ứng (nếu… thì), bằng những câu phán đoán (khi người ta…) và cuối cùng là kể về việc mình đã ngâm ngầm giúp lão Hạc và lão đã “từ chối một cách gần như là hách dịch” như thế nào.
Như thế đoạn văn vừa kể, vừa lập luận, vừa biểu cảm (chọn B).