Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện (ngắn gọn)

0

Câu 1:

– Loại: là phương thức tồn tại chung

– Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

– Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.

+ Các thể loại trữ tình:  ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…

+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…

+ Các thể loại kịch:  kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

 Câu 2:

– Đặc trưng của thơ:

+ Tiêu biểu cho loại trữ tình.

+ Là tiếng nói của tình cảm con người

+ Chú trọng đến cai đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.

+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

– Kiểu loại thơ:

+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình; thơ tự sự ; thơ trào phúng.

+ Theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật; thơ tự do ; thơ văn xuôi.

– Yêu cầu về đọc thơ:

+ Cần biết rõ xuất xứ

+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.

+ Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

 Câu 3:

– Đặc trưng của truyện:

+ Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.

+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó.

+ Truyện có cốt truyện, tình tiết, sự kiện, biến cố, nhân vật và số phận của từng nhân vật, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian.

+ Ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật; lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm ; Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.

– Các kiểu loại truyện:

+ Trong văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết…

+ Trong văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán; Truyện thơ Nôm.

+ Trong văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

– Yêu cầu về đọc:

+ Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng

+ Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.

+ Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.

Luyện tập:

Bài 1:

Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến có nét đặc biệt là:

– Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc.

– Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” là điển hình cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.

– Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.

– Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.

– Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.

– Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển (lấy động tả tĩnh).

 Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến.

Bài 2:

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

a. Cốt truyện: không có cốt truyện, các chi tiế là một sự duy trì tuần hoàn về không gian thời gian.

b. Nhân vật: lần lượt xuất hiện theo thời gian. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

c. Lời kể: tâm tình, thủ thỉ như lời tâm sự. Thạch Lam đã sử dụng 

Giaibaitap.me

Leave a comment