Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

0

Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) – Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Nghị luận về tác phẩm chủ yếu bàn về những vấn đề gì ? Trình bày các điều kiện cần có để làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Trả lời:
   Đọc kĩ phần Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và phần Ghi nhớ trang 61 – 63, SGK, để trả lời câu hỏi. Nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích) phải chăng là bàn về nhân vật, cốt truyện (sự kiện) và ý nghĩa tư tưởng của nhân vật và cốt truyện, khi nghị luận phải nêu được nhận xét, đánh giá, sự thích thú hay không thích thú đối với nhân vật và cốt truyện ?
   Căn cứ vào những yêu cầu của một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) mà trình bày các điều kiện cần có để làm tốt loại bài này (về kiến thức, về phương pháp,…). Các điều kiện để làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là : phải đọc kĩ truyện (hay đoạn trích), hiểu rõ cốt truyện và mọi chi tiết liên quan đến nhân vật chính, ý nghĩa tư tưởng của chúng, có nhận xét, đánh giá về tác phẩm hay đoạn trích.
2. Sưu tầm các bài, các đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong các sách, báo.
Trả lời:
   Sưu tầm trong các sách, báo, nhất là những cuốn sách tập hợp bài làm văn tham khảo để làm tư liệu học tập, ôn luyện.
3. Cho đề bài : Bàn về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ” (Ngữ văn 9, tập một).
    Hãy trả lời các câu hỏi :
   – Đề bài này yêu cầu phải làm gì ?
   – Để giải quyết những yêu cầu ấy cần có các luận điểm nào ? Nên sắp xếp các luận điểm ấy ra sao ?
Trả lời:
   Đọc kĩ văn bản đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong SGK Ngữ văn 9, tập một, tự đặt câu hỏi và trả lời theo hướng sau đây để tìm ý, nêu nhận xét về nhân vật:
   – Qua cách trần thuật và miêu tả hành động, cử chỉ của Lục Vân Tiên trong đoạn trích, em thấy chàng là người như thế nào (đối với đảng cướp Phong Lai, đối với Kiều Nguyệt Nga, và đối với đề nghị báo đáp ơn cứu mạng của nàng).
   – Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tráng sĩ lí tưởng trong truyện xưa. Một mặt, chàng làm theo các lời dạy cổ truyền, mặt khác chàng xử sự rất hồn nhiên, bình dị.
   – Theo em, hành động, lời nói của Lục Vân Tiên có gì khác biệt với con người thông thường ? Vì đâu mà chàng có các biểu hiện ấy ? Theo em nên đánh giá những biểu hiện ấy như thế nào ?
4. Lập dàn ý chi tiết (theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và viết phần Mở bài) cho đề bài sau :
    Viết truyện ngắn “Làng” qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã thể hiện sinh động nét mới của tình yêu làng quê ở người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Hãy làm sáng tỏ nhận xét ấy.
Trả lời:
   Suy nghĩ xem nét mới trong tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai ở  truyện ngắn Làng là gì. Theo yêu cầu của đề bài mà lập dàn ý bài theo bố cục ba phần.
5. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Trả lời:
   Đọc kĩ truyện ngắn Chiếc lược ngà (SGK Ngữ văn 9, tập một), nắm vững tình huống truyện, tình cảnh éo le của các nhân vật, các chi tiết nghệ thuật đặc sắc (nhất là về hành động của nhân vật bé Thu), rút ra các nhận xét của mình rồi trình bày theo yêu cầu một bài văn nghị luận.
6. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài : Suy nghĩ về tình đời trong chiếc lá ở truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
 Trả lời:
   Đọc kĩ tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri, suy nghĩ về hoàn cảnh, tình thế của các nhân vật, tập trung chú ý vào vẻ đẹp cao quý, thầm lặng của nhân vật hoạ sĩ già Bơ-men, rút ra nhận xét của mình rồi trình bày theo dàn bài một bài văn nghị luận.

Leave a comment