Soạn bài nói quá lớp 8
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Đọc các câu tục ngữ và ca dao trong SGK ta thấy :
1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Và :
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Thực chất là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này.
2.Trong ngôn ngữ nói và viết, có lúc người ta diễn tả một cách cường điệu sự vật quá mức bình thường để nhấn mạnh. Những cách diễn đạt như vậy gọi là nói quá nhưng không phải là nói sai nên người nghe vẫn hiểu ý đó là nhấn mạnh, làm đậm nét hơn ý muốn nói.
II. Luyện tập.
1.
a.Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm (lao động tỉa trên sỏi đá để lấy hạt thóc).
b.Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời.
c.Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. « Thét ra lửa » là nói quá về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.
2.
a.Ở nói chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b.Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c.Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.
Các em làm tiếp câu d và câu e.
3.
-Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.
-Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.
-Bà Nữ Oa là người đội đá vá trời.
-Bộ đội ta mình đồng da sắt.
-Bài toán nay tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.
4.Năm thành ngữ có biện pháp nói quá.
-Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.
-Khỏe như voi.
-Ăn như lợn.
-Nhanh như cắt.
-Hiền như đất.
-Chậm như rùa.
5.Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng đến biện pháp nói quá.
CA DAO (Sưu tầm)
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo : Tơ hồng trời cho.
Đêm nằm thì gáy o o,
Chồng yêu chồng bảo : Ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo : về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng cơm.
Chồng yêu chồng bảo : Hoa thơm rắc đầu.
-Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
-Mình chạy như bay đén nỗi mấy chiếc máy bay đuổi theo cũng không kịp. Thế mà vẫn không kịp giờ vào lớp. Sau khi xin cô giáo vào lớp, mình ngồi xuống đọc đề văn rồi ngoáy như điên mà cũng không kịp.
-Mặt trời đã lên cao, song sương không biến hẳn. Nó lãng đãng, vần vũ, chỗ đậm, chỗ nhạt, để rồi lại quánh sệt vào sáng hôm sau.
6.Các em thực hành thảo luận ở tổ, lớp theo hướng dẫn của SGK và thầy cô.