Soạn bài Ôn dịch thuốc lá – Nguyễn Khắc Viện
I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá , tác giả dùng dấu phẩy để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
Câu 2.
Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ “Ngày trước”… cho đến “tổn hao sức khoẻ”). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Thuốc lá cũng như một loại giặc mà con người cần phải chống. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản…
Câu 3.
Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc. Người hút thuốc trực tiếp bị chất độc nicôtin, oxit cacbon gây tác hại, nhưng còn gây tác hại cho những người xung quanh phải ngửi mùi thuốc (nhất là trẻ con và phụ nữ mang thai).
– Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới việc sinh non rất nguy hiểm).
– Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc là và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
=> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Câu 4.
Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là có nhiều mục đích:
– Ta nghèo hơn nhưng lại “xài” thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận.
– Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
– Thứ ba, so sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.
II.LUYỆN TẬP
Câu 1.
– Lứa tuổi 20 – 25 tuổi.
– Vui bạn, nể bạn 30%.
– Bắt chước 60%.
– Vì lịch sự, xã giao 10%.
Câu 2.
Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.
Giaibaitap.me