Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt 10 – Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt 10 – Ngắn gọn nhất
Câu 1: Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhản tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
– Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (tức trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội.
– Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp nêu trên chi phối nội dung giao tiếp. Điều này nghĩa là, với những người nói, người nghe khác nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ý nghĩa của từ ngữ trong văn bản (nói hoặc viết) cũng khác nhau.
– Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản:
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (theo mẫu SGK, trang 138).
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tô phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
– Thường dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai trò nói và nghe.
– Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.
– Ngoài ra ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ.
– Các lớp từ đa dạng: khẩu ngữ, từ địa phương, biệt ngữ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,…
– Dùng nhiều câu tỉnh lược hoặc những câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp.
Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố bổ trợ nhưng nó được hỗ trợ bởi hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, biểu bảng, sơ đồ..
– Từ ngữ có chọn lọc, phù hợp với từng phong cách. Tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng long…
– Dùng nhiều câu dài, thành phần phức tạp nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
Câu 3: Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong SGK Ngữ văn 10.
a. Các đặc điểm chính của văn bản:
– Có tính thống nhất về chủ đề.
– Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.
– Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
– Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
b. Phân tích qua một văn bản cụ thể:
– Bài thơ Cảnh ngày hè có chủ đề (cảm hứng chủ đạo) là ngâm vịnh cảnh đẹp của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tấm lòng đối với nước, với dân.
– Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự
+ Trong bài thơ, các câu, các ý có mối liên hệ chặt chẽ. Câu mở đầu là sự chuẩn bị cho năm câu tiếp theo với nội dung tả cảnh ngày hè. Hai câu kết là cảm hứng tất yếu nảy sinh từ bức tranh tả cảnh, đồng thời cũng lộ ra cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ, đó là tả cảnh để ngợi ca cuộc sống thái bình.
+ Các phương tiện liên kết chính: Phép đối, vần, luật… của bài thơ thất ngôn xen lục ngôn.—
– Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
+ Dấu hiệu mở đầu là: Câu thứ nhất – Đây là câu thơ giới thiệu hoàn cảnh của người ngâm vịnh, báo hiệu sau đó sẽ là những câu miêu tả cảnh vật. Về hình thức, đây là câu thơ 6 chữ, dùng để mở đầu bài thơ thất ngôn xen lục ngôn.
+ Dấu hiệu kết thúc cũng là một cặp câu thơ 6 và 7 chữ.
– Bài thơ này hướng tới đích giao tiếp là ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên và cuộc sống thái bình.
c.
Câu 4:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Tính cụ thể
– Tính cảm xúc
– Tính cá thể
– Tính hình tượng
– Tính truyền cảm
– Tính cá thể
Câu 5:
a. Trình bày khái quát về
– Nguồn gốc tiếng Việt :Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, có quan hộ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
– Quan hệ họ hàng với tiếng Việt: Tiếng Việt có quan hê họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn – Khơ-me; quan hộ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày – Thái, nhóm Mã Lai – Nam Đảo…
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt
+ Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bồn thời kì:
(1) Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (thời dựng nước).
(2) Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ (từ TK.X đến 1858).
(3) Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (từ 1858 – 1945).
(4) Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
b. Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam
– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng, Hịch tướng sĩ, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Bình Ngô đại cáo…
– Viết bằng chữ Nôm: Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Quốc âm thi tập…
– Viết bằng chữ quốc ngữ: Lão Hạc, Viếng lãng Bác, Đoàn thuyền đánh cá….
Câu 6: Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng (SGK)
Về ngữ âm và chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách ngôn ngữ
– Cần phát âm đúng chuẩn âm.
– Chữ viết đúng chính tả.
– Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ.
– Dùng từ đúng nghĩa.
– Dùng từ địa phương phải chọn lọc.
– Vay từ nước ngoài phải có ý thức Việt hoá.
– Dùng từ phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
– Dùng câu đúng ngữ cảnh.
– Câu cần đúng về quan hệ ý nghĩa.
– Câu cần có dấu câu thích hợp.
– Các câu có liên kết.
– Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
– Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.
Câu 7:
– Các câu đúng là: b, d, g, h.
– Các câu a, c, e sai. Lỗi sai là người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ