Soạn bài Ôn tập phần văn học
Soạn bài Ôn tập phần văn học
1. Bài tập 3, trang 204, SGK.
Phân tích tình huống trong các truyện ngắn “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thế dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).
Trả lời:
Sáng tạo tình huống là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn thường chứa đựng một tình huống ; tài năng của nhà văn được thể hiện một phần ở chỗ sáng tạo nên những tình huống truyện độc đáo. Đó là tình huống nhầm lẫn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc) ; tình huống trào phúng: mâu thuẫn giữa mục đích có vẻ tốt đẹp và thực chất là tai hoạ (Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan); tình huống éo le : những tâm hồn tri âm, tri kỉ bị đặt trong thế thù địch, việc cho chữ – một công việc đầy tính văn hoá – lại diễn ra trong chốn ngục tù hôi hám (Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân) ; tình huống bi kịch : mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người và tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người (Chí Phèo của Nam Cao).
2. Bài tập 4, trang 204, SGK.
Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).
Trả lời:
Anh (chị) cần nắm vững đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chi Phèo (Nam Cao).
Cần đọc kĩ phần ôn tập các bàỉ nói trên. Có thể so sánh để làm rõ hơn đặc sắc về nghệ thuật của mọi tác phẩm.
Ví dụ : Truyện ngắn Chí Phèo là một kiệt tác, có sức khái quát rất cao. Đặc sắc vẻ nghệ thuật của Chí Phèo nên tập nung làm rõ những nét tiêu biểu như: nghệ thuật trần thuật phóng túng mà nhất quán, chặt chẽ ; nghệ thuật điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy, nhất là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí; ngôn ngữ nghệ thuật có tính chất đa thanh, phức điệu.
3. Bài tập 6, trang 204, SGK.
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cứu Trùng Đài (trích Vữ Như Tô)?
Trả lời:
Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng triển khai hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa việc xây dựng Cửu Trùng Đài phục vụ cho bọn hôn quân bạo chúa với đời sống khốn cùng của nhân dân, và mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật to lớn với điều kiện khó khăn của đất nước. Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm nhân dân, nhưng không phê phán, quy tội cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn cách giải quyết mâu thuẫn thứ hai như thế cũng là thoả đáng, gợi ra ở người đọc những suy nghĩ riêng.
4. Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào ?
Trả lời:
Tuy cũng là tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết hiện đại có nhiều điểm khác với tiểu thuyết trung đại.
– Tiểu thuyết trung đại có những đặc điểm : thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, thường tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn ; kết cấu theo kiểu chương hồi, kết thúc có hậu, nhân vật được phân tuyến rạch ròi: thiện – ác, trung – nịnh,….
– Tiểu thuyết hiện đại xoá bỏ những đặc điểm trên của văn học trung đại. Nó lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, chú trọng xây dựng tính cách hơn là cốt truyện, bỏ ước lệ, dùng bút pháp tả thực, lời văn tự nhiên gần với lời nói hằng ngày.
5. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia được thể hiện ở những phương diện nào ?
Trả lời:
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, dùng hình thức gỉễu nhại để lật tẩy tính chất giả dối, bịp bợm, chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống ăn chơi đồi bại của xã hội trưởng giả những năm truớc 1945. Đối tượng trào phúng 6 chuong Hạnh phúc cửa một tang gia là cái xâ hội “thượng lưu” ấy, tự bản thân nó chứa đầy mâu thuẫn trào phúng.
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích này được thể hỉện ở những phương diện sau: phát hiện mâu thuẫn và tạo dựng được tình huống trào phúng độc đáo (“hạnh phúc” chung của tang gia và “hạnh phúc” riêng của từng người), nghệ thuật miêu tả đám tang, ngôn ngữ mang giọng mỉa mai,giễu nhại và những cách choi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo,…