Soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
Soạn bài Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 151, SGK.
2. Bài tập 2, trang 151, SGK.
3. Bài tập 3, trang 152, SGK.
4. Bài tập 4, trang 152, SGK.
5. Điền dấu chấm thích hợp vào đoạn văn sau :
Mưa đã ngớt trời rạng dần mấy con chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran mưa tạnh phía đông một mảng trời trong vắt mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh…
Gợi ý làm bài
1. Muốn đặt dấu chấm, phải xác định được ranh giới giữa các câu trong đoạn. Ví dụ:
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm…
2. Trước tiên phải xác định câu nào là câu nghi vấn, câu nào không phải là câu nghi vấn. Câu không phải là câu nghi vấn mà đặt dấu chấm hỏi là sai.
– Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa (đúng)
– Chưa ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật) Thế còn bạn đã đến chưa ? (đúng)
– Mình đến rồi. Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật)
– …
3. Muốn đặt đúng dấu chấm than, phải xác định câu nào là câu cảm thán hoặc cầu khiến. Ví dụ :
a) Động Phong Nha thật đúng là “đệ nhất kì quan ” của nước ta !
4. Để đặt đúng dấu câu, phải xác định các câu đã cho thuộc kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán).
5.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chào mào từ hốc cây nào đó bay ra, hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh…